HANU
 
 
Hình của Lê Văn Tấn
THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY HỌC VẦN, MỞ RỘNG VỐN TỪ TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI
Bởi Lê Văn Tấn - Saturday, 3 October 2009, 10:28 PM
 
THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY HỌC VẦN, MỞ RỘNG VỐN TỪ TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI  
(16/6/2009)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan trọng không thể thiếu đối với những học viên mới làm quen với tiếng Việt. Bản thân việc học vần sẽ giúp học viên nắm vững đồng thời cả hai kĩ năng viết và đọc, vận dụng tốt chữ viết với vai trò như một công cụ.

Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm nên khi dạy tiếng Việt cần phải kết hợp dạy chữ trên cơ sở dạy âm, dạy âm để dạy chữ. Ngoài ra, thông qua việc dạy chữ, dạy âm, học vần còn phải phát triển vốn từ của người học bởi nếu chỉ đánh vần từng chữ một cách máy móc mà không cần biết đến ý nghĩa của câu chữ thì sẽ làm hạn chế kết quả học tập. Đây là điều kiện chuẩn bị để học viên có thể học tốt tiếng Việt ở trình độ cao hơn.

Việc học vần sẽ không thể đạt kết quả nếu không lặp đi lặp lại một số hành động cần thiết. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc dạy học vần rất dễ rơi vào tình trạng máy móc và nhàm chán. Khổng Tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Một giải pháp đảm bảo sự thành công trong học tập là tạo được sự hứng thú nhận thức cho người học. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế một số trò chơi dạy học vần, mở rộng vốn từ  tiếng Việt cho học viên nước ngoài nhằm mục đích tạo hứng thú cho người học, giúp học viên nhớ nhanh và nhớ lâu bài học, gắn liền việc học vần với việc mở rộng vốn từ vựng.

Nội dung chính của đề tài là thiết kế một số trò chơi mang tính ứng dụng để nâng cao hiệu quả của việc dạy học vần tiếng Việt cho học viên nước  ngoài, như: tinh mắt tìm chữ, giải ô chữ, ghép chữ tạo từ, ghép hình, con trăn từ, xem tranh tìm vần.

* Đặc trưng và vai trò của trò chơi học tập:

A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi…Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập.”

+ Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học. Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn.

+ Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho học viên.

+ Trong quá trình chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi, người học phải dùng các giác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát hóa, tùy theo nhiệm vụ nhận thức của mỗi trò chơi làm cho tư duy ngôn ngữ mạch lạc hơn, tư duy trực quan hình tượng phát triển hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Qua trò chơi học tập, người học tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng rõ rệt về các sự việc, hiện tượng xung quanh. Đối với bộ môn Tiếng Việt, trò chơi học tập đặt học viên trước một tình huống ngôn ngữ để huy động, luyện tập, củng cố và mở rộng vốn kiến thức của mình.

+ Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kỹ năng khác nhau mà không có chủ định từ trước. Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học.

* Cấu trúc của trò chơi học tập:

+ Nhiệm vụ nhận thức: đây chính là nội dung chơi có tính chất như một bài toán mà học sinh phải giải dựa trên các điều kiện đã cho. Mỗi một trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác trò chơi khác.

+ Các hành động chơi là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa. Các hành động chơi như là họa tiết của chủ đề chơi. Những hành động ấy càng nhiều bao nhiêu thì bản thân trò chơi càng lí thú bấy nhiêu.

+ Luật chơi: là những quy định sẵn có mà nhất thiết người chơi phải tuân thủ trong khi chơi. Luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng thì trò chơi học tập cũng bị phá vỡ theo.

+ Kết quả: trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi, người học giải quyết thành công một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơi yêu cầu.

II. THIẾT KẾ MỘT SỐ MẪU TRÒ CHƠI DẠY HỌC VẦN, MỞ RỘNG VỐN TỪ VỰNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1. Tinh mắt tìm chữ:

(Thời điểm sử dụng: sau khi học viên đã được làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt)

a. Mục đích:

- Giúp học viên củng cố, ghi nhớ và nhận diện đúng, nhanh các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Giúp học viên ghi nhớ thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tinh mắt.

b. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị cho mỗi cặp chơi một tờ giấy, trong đó ghi lộn xộn các chữ cái không theo một chiều nhất định.

- Chia lớp học thành các cặp chơi.

- Mỗi cặp chơi tự chuẩn bị hai chiếc bút màu khác nhau.

c. Cách tiến hành:

Hai người trong cặp chơi sẽ tìm những chữ cái theo thứ tự trong bảng chữ cái. Đầu tiên cả hai sẽ cùng tìm chữ “a”, ai tìm được trước người đó sẽ dùng bút màu của mình khoanh lại, sau đó lại tìm chữ cái “b” và cứ tiếp tục như vậy cho đến chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái tiếng Việt là chữ “y”. Hết thời gian quy định, hai người sẽ cùng đếm số chữ cái mà mình đã khoanh được, ai tìm được nhiều hơn, người đó là người thắng cuộc.

2. Giải ô chữ

(Thời điểm sử dụng: trò chơi này có thể sử dụng rất linh hoạt. Tùy theo âm, vần và chủ đề mà giáo viên muốn cho học sinh mở rộng, ôn tập, củng cố để thiết kế ô chữ có nội dung phù hợp)

a. Mục đích:

- Giúp học viên huy động, ôn tập và  mở rộng vốn từ tiếng Việt của mình.

- Rèn luyện trí thông minh và phản xạ nhanh..

b. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị một ô chữ khổ to để trình chiếu hoặc treo lên bảng và các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ.

- Trò chơi này có thể tiến hành chung cả lớp hoặc chia lớp học thành nhiều  nhóm để các nhóm thi đua với nhau, tùy theo số lượng học viên trong lớp mà giáo viên có thể tổ chức cho phù hợp.

c. Cách tiến hành:

Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học viên giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự từ trên xuống. Học viên nào hoặc nhóm nào giải được trước sẽ ghi điểm (giải mỗi ô chữ hàng ngang được 10 điểm, giải ô chữ hàng dọc được 30 điểm). Kết thúc trò chơi, ai hoặc nhóm nào ghi được  nhiều điểm, nhóm đó sẽ thắng.

Ví dụ: sau khi dạy về chữ “t- th”, giáo viên có thể đưa ra ô chữ:

 

x

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

x

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

 

+ Giáo viên có thể gợi ý các câu hỏi cho các ô chữ hàng ngang như sau:

1. Người phụ nữ sinh ra mỗi chúng ta?

2. Trung tâm chính trị của một quốc gia, có chính phủ và các cơ quan trung ương làm việc như Hà Nội?

3. Ngày đầu tiên trong tuần ?

4. Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một người, phân biệt với người khác?

5. Một vật thường có màu sắc và hương thơm, trước khi nở được gọi là “nụ”?

6. Vật thường được dùng để viết, vẽ, kẻ…?

+ Nếu cần, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý cho ô chữ hàng dọc: đây là một trong bốn mùa ở Hà Nội- khoảng thời gian mà khí hậu Hà Nội rất mát mẻ và rất đẹp.

Đáp án:

 

m

 

 

T

h

u

đ

ô

t

h

h

a

i

 

 

t

ê

n

 

h

o

a

 

b

u

t

 

 

(Ô chữ hàng dọc là: mùa thu)

* Trò chơi này có thể được tổ chức dưới hình thức khác theo từng cặp: một người giải thích nghĩa của từng từ, một người đoán từ. Trong một thời gian nhất định, cặp nào giải được nhiều ô chữ, đội đó thắng.

3. Xem tranh tìm vần

Hình của Lê Thị Thanh Huyền
Trả lời: THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY HỌC VẦN, MỞ RỘNG VỐN TỪ TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGOÀI
Bởi Lê Thị Thanh Huyền - Saturday, 23 March 2013, 04:11 PM
 
xem tranh tìm van