Pháo đài được xây dựng vào năm 1703, trên hòn đảo mang tên Enhicaari, người Thụy Điển còn gọi là đảo Luyst-Golm có nghĩa là vui vẻ, bởi ngày xưa khi hòn đảo còn thuộc về Thụy Điển, thì người dân thường ra đảo để nghỉ ngơi, giải trí.

Pháo đài nhìn từ sông Nheva
Có thể coi sự xây dựng pháo đài là việc đặt nền móng đầu tiên cho sự xây dựng và phát triển cố đô của nước Nga - Saint Petersburg ngày nay. Pie đại đế xây dựng pháo đài với mục tiêu là chống lại sự xâm lăng của Thụy Điển và đồng thời là bàn đạp vững chãi để có thể tấn công sang các vùng khác. Tuy nhiên trong suốt hơn 300 năm tồn tài, pháo đài chưa khi nào thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra. Trong thế kỉ 18 nó đã trở thành nhà tù trính trị, và tù nhân đầu tiên của nó lại chính là hoàng tử cả của vua Pie và hoàng hậu Evdokia Fedorovna Lopukhina - hoàng tử Alekxei Petrovich.

Toàn cảnh pháo đài

Lung linh trong sắc đêm
Trung tâm của pháo đài là nhà thờ thánh PetroPavlovskiy (được xây dựng vào năm 1733, kiến trúc sư là Trezini)- đây là nơi chôn cất hoàng đế, và hoàng thân quốc thích thuộc dòng họ Romanov. Hiện nay nhà thờ còn cất giữ 41 ngôi mộ, bắt đầu là vua Pie đại đế và kết thúc là Nhicolai đệ nhị- vị hoàng đế cuối cùng của Nga- Sa Hoàng. Trên các ngôi mộ đều xây bia tưởng niệm bằng đá ngọc bích hoặc đá cẩm thach, khối lượng trung bình từ 5,5-6 tấn.
Thời gian đầu pháo đài được làm bằng đất và gỗ. Ngày 30/05/1706 PetroPavlovskaya bắt đầu được xây dựng lại hoàn toàn bằng gạch và đá. Năm 1740 công trình được hoàn thành với sự tham gia của hơn 20.000 người thợ. Pháo đài trang bị 269 khẩu pháo với 6 thành lũy mang tên Hoàng Đế Pie và 5 sủng thần của ông: A. D. Mensikov, G.I. Golovkin, N. M. Zotov, J. Trubetskiy, K. A. Naryskin. Tường thành có chiều cao 10 – 12m và chiều rộng – 20m.

Cầu Ioanovskiy, nối liền pháo đài với quảng trường Troiska

Một cổng mở ra sông của pháo đài