![]() | Những điều kỳ diệu ở Petergof | ||
Hoàng Tùng (NuocNga.net) dịch
Mỗi một vị vua lên ngôi họ lại để lại những dấu ấn của mình lên nội thật của Cung điện lớn. Kết quả là nhận được một chiếc bánh nhiều tầng, theo đó có thể nghiên cứu các phong cách kiến trúc qua các thời đại vua. Đây là phòng làm việc bằng gỗ sồi của Petr I. Trên tường là cái đồng hồ chỉ có 1 mũi kim – vì khi đó người ta đo thời gian với độ chính xác là… giờ. Phòng Elizaveta do Rastrelli trang trí – đây lại là phong cách barocco kiểu Nga. Chính nữ hoàng Elizaveta đã được vẽ trên trần nhà trong hình ảnh nữ thần Juno. Còn đây là phòng Ngai vàng – mang phong cách cổ điển của thời đại Ekaterina. “Tất cả các kiến trúc sư đều đã đặt bàn tay lên một góc cạnh nào đó của công trình. Từ kim cương thô chúng ta nhận được viên kim cương rực rỡ” – bà Iulia Nikitina, người phụ trách bảo tồn Cung điện lớn của Khu bảo tồn – bảo tàng Quốc gia Nga GMZ “Petergof” nhận định. Mười hai bức tranh của họa sĩ Philipp Hakkert: những bức tranh được vẽ trong giai đoạn chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay sau trận đánh Chesmen. Để miêu tả lên cái chết của chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ - trong đời mình người họa sĩ còn chưa bao giờ nhìn thấy một vụ nổ nào - nữ hoàng Ekaterina đã hạ lệnh đánh chìm chiến hạm Nga mang tên “Thánh Varvara”. Cả châu Âu đã phải kinh ngạc trước quan điểm “nghệ thuật đòi hỏi phải có sự hy sinh” theo nghĩa đen này. Kì quan Petergof còn gắn liền cả với giai đoạn thời vua Alesandr. Khi đó chưa có những cuốn sách về kỉ lục Guiness, nhưng mà các vị Sa hoàng Nga đã thiết lập được những kỉ lục thế giới khi đặt làm một bộ đồ ăn lớn nhất tổng cộng gồm 5 nghìn vật dụng khác nhau. Ở trên đồ sứ thì được vẽ hình ảnh các dân tộc nước Nga vào thời gian đó. Ví dụ như trên một cái đĩa có hình những người dân gốc của quần đảo Kuril. “Đây là một bộ đồ ăn độc nhất vô nhị ở Peterburg và có thể là trên cả thế giới. Sau này cũng có rất nhiều chi tiết đã được sao chép lại như thế nhưng chưa bao giờ có một bộ đồ ăn tương tự như vậy” – bà Olga Khalodnova, nghiên cứu viên chính của Khu bảo tồn – bảo tàng Quốc gia Nga (ГМЗ) “Petergof” nói. Nhưng hơn hết tất cả là bí mật quan trọng nhất của Petergof – đó là 25 ngàn khối nước trong một ngày được phun lên trời (đài phun nước). Tất cả khối nước này được chuyển đi hầu như không cần có sự trợ giúp của một trạm bơm nước nào. Nước đổ xuống từ những cái hồ ở trên cao theo những đường ống và được phun lên trên toàn bộ hệ thống đài phun nước tại đây, trong đó có cả đài phun nước “Samson” với bức tượng tráng sĩ “Samson” đang đấm vào miệng sư tử. Một trong những hiện tượng ngạc nhiên nhất của văn minh dựa trên nguyên tắc vật lý đơn giản nhất. Càng gần với tự nhiên – thì càng tuyệt vời hơn. |