![]() | Sevastopol – Trận phòng thủ Anh Hùng (1854-1855) | ||||
Đại tá A.N. LAGOVSKY
Trong cuộc chiến tranh Crưm vào năm 1853 – 1856, một vị trí đặc biệt thuộc về hàng phòng thủ Sevastopol anh hùng. Trong suốt hơn 11 tháng ròng rã, bộ binh và lính thủy của Nga đã lập lên một hàng phòng thủ Sevastopol. Họ đã bộc lộ được những bản chất anh hùng, và sự dũng cảm vô bờ bến để rồi lập nên bao chiến công hiển hách. Ngày 18 tháng 11, liên đội tàu chiến Nga, dưới sự chỉ huy của đô đốc hải quân Nakhimov, đã ồ ạt tấn công vào hạm đội của Thổ ngay trên hải cảng Sinope của chúng . Vào tháng tư năm 1854, Anh và Pháp công khai tuyên chiến với nước Nga. Hạm đội Anh đã bắn phá Odessa và tổ chức những cuộc đột kích vào một số vị trí khác – Tại vùng Biển Trắng (Белое море), trên vịnh Phần Lan và ngay cả vùng Viễn Đông cũng bị công kích dữ dội. Tháng chín năm 1854, liên quân Anh – Pháp – Thổ đổ bộ vào Crưm, hòng tổ chức bao vây toàn bộ Sevastopol. Tuy nhiên, chúng phải khiếp sợ trước sự kháng trả dữ dội của quân đội Nga ở đây, các tướng lĩnh chỉ huy của địch quyết định huy động quân lính, kéo nhau ra tập hợp tại một vị trí cách xa với trận địa của quân đội Nga, do toàn bộ lực lượng của Nga phần lớn đã dàn trận tại vùng Sevastopol.
Ngày 1 tháng chín, liên hạm quân Anh – Pháp gồm có 89 tàu chiến và 300 tàu vận tải tiến vào Yevpatoria. Cùng thời gian này, quân đội Nga đang đóng tại Crưm với số lượng chỉ có 33.000 người. Quân địch lúc này được sự hõ trợ của các đoàn tàu chiến từ phía mặt biển, chúng bắt đầu tiến quân dọc theo bờ biển Sevastopol. Hoàng tử Menshikov, vào lúc này là tổng chỉ huy quân đội Nga ở mặt trận Crưm, ông ra lệnh chuẩn bị chiến đấu với quân thù trên một mặt trận mà ông đã lập kế hoạch từ trước, đó là mặt trận ở gần dòng sông Alma – vị trí này ở giữa Yevpatoria và Sevastopol. Ở đây, ông đã cho tập trung khoảng 30.000 binh sĩ Nga để sẵn sàng chiến đấu. Vào ngày 7 tháng chín, liên quân địch đã tiến đến gần trận địa của quân đội Nga, chúng cho đóng binh cách 6km về hướng bắc. So sánh lực lượng với liên quân địch, quân đội Nga có số lượng binh sĩ chỉ bằng một nửa, bằng một phần ba tổng số pháo binh và quá ít về súng trường. Bộ binh của Nga chỉ được trang bị loại súng trường có tầm đạn 300 bước. Trong khi đó, Anh và Pháp trang bị cho binh sĩ của chúng với loại súng trường có tầm bắn 1200 bước. Trận đánh thực sự bắt đầu vào sáng ngày 8 tháng 9. Để trợ giúp cho nhau, địch đã cố tìm và ngăn chặn các cuộc phản pháo của quân đội Nga bằng cách tập chúng bắn phá cao độ vào các vị pháo binh này. Quân đội Nga, bị tổn thất nặng nề về lực lượng pháo thủ, do bị hy sinh và bị thương. Ngoài ra, bộ binh Nga cũng bị thiệt mạng nhiều vô số, do các loại súng tầm xa của địch. Binh lính Nga, từng được huấn luyện để chiến đấu với quân thù bằng lưỡi lê, và họ đã cố gắng dùng chiến thuật này, để đánh giáp lá cà với địch mỗi khi có thể. Quân Anh và Pháp thì trái lại, chúng cố gắng tránh những trận giáp lá cà này với binh lính Nga. Trong khi được yểm trợ bằng đạn pháo hạng nặng bắn ra như mưa, quân Anh đã vượt qua được dòng sông Alma. Sau đó, một trong những sư đoàn của Nga – sư đoàn Vladimirsky – đã được huy động ra để đẩy lui các cuộc tấn công của địch, nhưng do sư đoàn này hoạt động quá đơn độc, và cho dù các chiến sĩ đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, nhưng cũng không thể làm thay đổi được tình thế. Tổng chỉ huy mặt trận buộc phải ra lệnh rút lui . Trận đánh đó, binh lính Anh – Pháp cũng phải chịu những tổn thất rất nặng nề, và chúng cũng không dám tiếp tục truy đuổi quân đội của Menshikov trong lúc này đang rút lui về Sevastopol. Nhưng đến ngày 12 tháng 9, Hoàng tử Menshikov e ngại rằng, quân địch có thể sẽ chia cắt quân đội của ông ra khỏi các vùng trung tâm của Nga, nên ông đã ra lệnh di chuyển quân đội Nga tiến sát tới Bakhchisaray và đóng quân ở gần cao nguyên Mekensia, về phía đông Sevastopol. Tại thời điểm bắt đầu cuộc chiến, Sevastopol có tổng cộng 42.000 dân cư, thì có đến 30.000 người trong số họ đã vào phục vụ trong quân đội. Tất cả các cửa ngõ vào thành phố từ hướng biển, đều đã được tăng cường bằng những khẩu đội pháo phòng thủ bờ biển. 14 khẩu đội với 610 khẩu pháo có đường kính khác nhau của ban hậu cần đã được chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu tại đây. Thật đáng tiếc, Sevastopol lại không được bảo vệ toàn bộ tại các hướng trên đất liền. Ở các hướng này chỉ có 134 khẩu pháo cỡ nòng nhỏ, tất cả được đặt tại những chiếc hầm chiến đấu chưa hoàn chỉnh, và trong những công sự trên mặt đất, dọc theo suốt 7km của tuyến phòng thủ. Ở phía bắc Sevastopol, được bảo vệ chỉ bằng có một tuyến công sự đã được xây dựng vào năm 1818, và từ đó đến nay nó vẫn không có gì thay đổi. Công sự này, đơn giản chỉ là một chiếc pháo đài bát giác, nó được bao quanh bởi một con mương. Ở trong pháo đài nhỏ này, chỉ có 50 tay súng có thể chiến đấu được để bảo vệ các phương diện, mỗi hướng do 3 – 4 tay súng đảm trách. Hàng phòng thủ của thành phố, do tổng tham mưu trưởng hạm đội Biển Đen, phó đô đốc Vladimir Alekseevich Kornilov chỉ huy. Ông là một trợ tá đắc lực và là một học trò của đô đốc M.P. Lazarev – một vị chỉ huy hạm đội lỗi lạc của Nga và là cha đẻ của hạm đội Biển Đen - Kornilov đã dốc toàn bộ trí tuệ, nỗ lực và khả năng tổ chức xuất chúng của ông, để phục vụ và cống hiến cho hàng phòng thủ Sevastopol. Ông nắm giữ trọng trách trên tay mình hàng phòng thủ thành phố, và ông đã chiến đấu cùng nó, với một nghị lực phi thường và lòng nhiệt tình nhất của ông đang có. Người trợ tá đắc lực nhất của Kornilov là, phó đô đốc Pavel Stepanovich Nakhimov, ông này chịu trách nhiệm chỉ huy phòng thủ phía nam Sevastopol. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Kornilov và Nakhimov, hàng phòng thủ anh hùng của thành phố đã biến Sevastopol trở thành một pháo đài hùng mạnh nhất, nó đã đứng vững trước những cuộc tấn công vô cùng bạo tàn của kẻ thủ trong suốt 349 ngày đêm. Các hoạt động phòng vệ trong thành phố Sevastopol, vẫn được diến ra từng giờ tại tất cả các vị trí của tuyến phòng thủ. Ngoài các binh lính và những người lính biển, dân cư thành phố cũng tham gia vào qúa trình xây dựng mặt trận bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của họ đang sinh sống. Phụ nữ cũng tham gia các công việc nặng nhọc không kém gì nam giới. Ở đây có một khẩu đội pháo, toàn bộ chỉ có phụ nữ đảm trách, vào đêm tối, họ làm việc dưới ánh sáng của những ngọn đèn và đuốc. Một trong những mệnh lệnh của mình, Kornilov đã đưa ra yêu cầu, cần phải đánh giá và tuyên dương những hành động dũng cảm của dân chúng, những người đã quên mình để bảo vệ thành phố quê hương của họ. Trong mệnh lệnh cần phải đánh chìm tàu, của Kornilov có ghi rõ: "Hỡi các bạn! Binh lính của chúng ta sau một trận chiến klhốc liệt với quân thù đông gấp bội, đã phải lui về để bảo vệ Sevastopol. Các bạn đã được chứng kiến những chiếc tàu hơi nước của địch, và cũng đã nhìn thấy chúng không cần phải có buồm để di chuyển. Kẻ địch có số lượng tàu chiến gấp hai lần chúng ta, chúng sẽ tấn công chúng ta từ phía biển vào, do vậy chúng ta cần phải có những ý tưởng hay để tiêu diệt chúng ngay trên biển. Bên cạnh đó, mọi người cần chúng ta ra tay bảo vệ gia đình và tài sản của họ". Ngày 11 tháng chín, năm chiếc tàu chiến cũ và hai chiếc tàu khu trục nhỏ bị đánh đắm ngay tại hải cảng Sevastopol. Còn các khẩu pháo của những chiếc tàu đó, được sử dụng để tăng cường cho hàng phòng thủ bờ biển, các thủy thủ và sĩ quan trên tàu thì được điều vào phòng thủ thành phố.
Dọc theo suốt 7km tuyến công sự phía nam, quân đội Nga tập chung khoảng 16.000 binh sĩ, trong số đó có 10.000 lính thủy. Tại hướng bắc, quân đội Nga cũng đóng 3500 binh lính. Còn lại 3000 binh sĩ, họ được dàn trận trên các tàu chiến đang neo đậu tại bến cảng. Lực lượng đồn trú của Nga trong thành phố Sevastopol gồm có 30.000 binh lính, thủy thủ và sĩ quan. Chỉ huy liên quân địch quyết định, thiết lập một tuyến pháo nằm vòng quanh phía nam, và sau đó nã pháo vào thành phố và các công sự của quân đội Nga , hòng làm vô hiệu hóa hàng phòng thủ của thành phố và tiến hành chiếm giữ Sevastopol bằng những cơn bão lửa. Những cơn bão lửa đã liên tục oanh tạc Sevastopol đến tận ngày 5 tháng mười. Ngày 5 tháng 10, vào khoảng 7 giờ sáng, các khẩu đội pháo của địch bắt đầu chuyển làn bắn phá thành phố. Một vài lần, các tàu chiến địch đã tiến sát đến cảng Sevastopol và dồn dập bắn phá vào thành phố, hòng làm vô hiệu các khẩu đội pháo của Nga để giành đường vào cảng. Các đội tàu chiến của Pháp được trang bị 794 ụ pháo tập trung vào một hướng. Để chống lại chúng trên phương diện này, 84 khẩu pháo của Nga được sát nhập thành hai khẩu đội, chốt tại phía nam cảng Sevastopol. Tại hướng các tàu chiến của Anh tổng cộng có 546 khẩu pháo, nhưng để đối chọi lại với chúng, thì chỉ có 31 khẩu pháo Nga. Xét về tương quan lực lượng, thì tại đây liên quân tàu chiến của địch tổng cộng có đến 1340 khẩu pháo, trong khi đó quân đội Nga chỉ có 115 khẩu. Các khẩu đội pháo còn lại của Nga được bố trí dọc theo hải cảng, nhưng cũng không thể tham gia đấu pháo tay đôi với các khẩu pháo địch được đặt trên các tàu chiến. Liên tục trong vòng 8 giờ đồng hồ nã pháo dữ dội từ ngoài biển vào, các tàu chiến của liên quân địch đã rót khoảng 50.000 viên đạn vào bờ. Dọc theo tuyến phòng thủ, quân đội Nga đã có những tổn thất đáng kể, nhưng không có một vị trí nào bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Với những đòn giáng trả, các khẩu đội pháo của Nga đã nện cho các tàu chiến địch những thiệt hại cũng vô kể. Ví dụ như, tàu Albion của Anh bị đục tới 90 viên đạn, các cột buồm của nó bị phá hủy hoàn toàn, chiếc Paris của Pháp cũng bị khoan tới 50 quả đạn pháo… Một số lượng lớn tàu chiến của địch bị loại khỏi vòng chiến, một vài chiếc trong số đó bị mất phương hướng và bị mắc cạn. Sau kết quả của trận đánh này, liên quân địch buộc phải chuyển một số tàu chiến đến Constantinople để tu sửa. Kế hoạch của địch bị thất bại hoàn toàn. Mặc dù uy thế pháo binh vượt trội, liên quân tàu chiến của chúng cũng phải bị gục ngã trước hy vọng phá hủy các khẩu đội pháo của Nga. Các tưỡng lĩnh chỉ huy của liên quân, buộc phải tính đến các thiệt hại về số lượng các tàu chiến của mình, chúng đành phải từ bỏ ý định bắn phá Sevastopol từ phía biển. Chúng bắt đầu tiến hành các cuộc bắn phá có qui mô nhỏ từ phía đất liền. Các pháo thủ của Nga đã cố gắng, nhanh chóng giáng trả kẻ thù bằng tất cả những gì họ đang có, trong điều kiện pháo binh còn thiếu thốn. Với điều kiện này, các khẩu pháo của Nga rất nguy hiểm do sẽ phải liên tục đỏ nòng và rất có thể sẽ dẫn đến vỡ nòng pháo. Họ đã được lệnh, các khẩu đội cần thay phiên nhau chiến đấu với khoảng cách dừng bắn được kéo dài hơn. Trong diễn biến của trận đấu pháo này, thiếu đạn dược là một vấn đề rất đáng quan ngại. Để đổ bộ tiếp ứng vào các cầu tàu, lính tình nguyện sẽ phải là những người phải đứng đầu sóng tại bến cảng. Trách nhiệm này là rất nguy hiểm, bởi do đại bác và đạn pháo của địch trong lúc này đang bắn phá rất dữ dội lên toàn bộ mặt trận, ở các công sự, và các vị trí họ đang đảm trách. Hầu hết khu vực tiếp ứng này, thường xuyên bị đánh phá khốc liệt cho đến hết ngày hôm đó. Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 5 tháng 10, các pháo thủ ở đồn số 5 của Nga đã thổi bay được một kho thuốc súng của khẩu đội pháo 14 của Pháp. Hầu hết các khẩu đội của Pháp bị mất sạch pháo. Cho đến 11 giờ, các họng pháo của Pháp buộc phải im lặng. Bên phía cánh trái tuyến phòng thủ, trận đánh giữa quân đội Nga và quân Anh vẫn còn đang căng thẳng. Ở tại vị trí đồn lũy số 3, quân Anh đang tập trung toàn bộ hỏa lực để bắn phá dữ dội, và ở đây cũng đang chịu tổn thất nặng nề. Mặc dù quân địch vẫn bắn phá điên cuồng, nhưng các pháo thủ của Nga vẫn không ngừng bắn trả. Hai chiếc tàu khu trục nhỏ chạy bằng hơi nước gồm, chiếc Vladimir (do đại úy G.I. Butakov chỉ huy), và chiếc Khersones ( do đại úy I. Rudnev chỉ huy) rất anh dũng tham gia nã pháo xuống đầu các khẩu đội pháo của Anh, và làm chúng tổn hại vô số.
Dân chúng Sevastopol đã tỏ ra rất anh dũng để ngăn chặn kẻ thù đạt được những mục tiêu của chúng. Mọi kế hoạch và nỗ lực của liên quân địch đã dày công chuẩn bị đã bị vô hiệu. Toàn bộ các cuộc công kích của chúng đều bị bẻ gãy. Quân và dân trong tuyến phòng thủ Sevastopol cũng bị tổn thất to lớn, họ đã bị hy sinh và bị thương tất cả 1250 người. Phó đô đốc V.A. Kornilov, một nhà tổ chức có tài và cũng là người trực tiếp chỉ huy tuyến phòng thủ Sevastopol, ông cũng đã bị hy sinh trong đợt này. Trong một đợt đại bác dữ dội, ông đã trực tiếp đi thị sát các khẩu đội, ra chỉ thỉ cho các cấp chỉ huy và úy nạo các binh lính. Vào lúc 11 giờ 30, do một mảnh pháo bắn trúng làm ông bị thương nặng và vào buổi chiều cùng ngày, ông đã vĩnh viễn ra đi. Một mệnh lênh cuối cùng của Kornilov được phát ra trước khi ông hy sinh đó là: " Hãy bảo vệ Sevastopol". Sau khi Kornilov mất, chỉ còn lại một mình Nakhimov là người duy nhất nắm cương vị tổng chỉ huy tuyến phòng thủ Sevastopol. Chắc chắn rằng, Sevastopol không thể nhanh chóng bị qui phục như kẻ thù từng mong đợi, trong lúc này liên quân Anh – Pháp bắt đầu tổ chức vây hãm thành phố. Vào trung tuần tháng mười, toàn bộ lực lượng của quân đội Nga đang đóng tại Crưm có tổng số 65.000 binh sĩ. Ngoài ra, họ còn có hai sư đoàn bộ binh chuẩn bị đến tiếp viện. Trong lúc này, sau khi tiến hành cuộc bao vây, quân địch bắt đầu kéo dãn đội hình tới những khoảng cách đáng kể, chúng hòng vây bọc được toàn bộ quân đội Nga. Với các điều kiện địa thế thuận lợi, tình hình đã cho phép quân đội Nga nắm thế chủ động tại phương diện Balaclava, nơi mà quân Anh đã chọn làm căn cứ chiến địa. Về phí Nga, chiếm được phía hậu quân của địch, là sẽ phá được nguồn tiếp viện của quân Anh và sẽ ngăn chặn được các hoạt động của chúng về sau này. Theo kế hoạch ban đầu của sở chỉ huy quân đội Nga, chủ yếu là huy động ba sư đoàn, tiến đánh một đòn nặng nề để chia cắt Balaclava ra khỏi khu vực đang bị vây hãm, và chiếm lấy các công sự của Balaclava, sau đó tiến đánh các lực lượng của quân địch đang tổ chức bao vây Sevastopol. Nhưng Menshikov đã không sử dụng kế hoạch tác chiến này, và không chờ quân tiếp viện đến nữa, ông ra lệnh cho một sư đoàn bộ binh cùng với kỵ binh tiến hành tấn công quân Anh, và đánh chiếm bằng được các công sự ở tuyến 1 gồm có một số vị trí cố thủ. Ngày 13 tháng mười, một chi đội gồm bộ binh và kỵ binh của Nga tiến hành một cuộc tấn công ồ ạt. Trận đánh diễn ra gần ngay cạnh khu làng Kadykioy (Trận đánh Balaclava). Trong vòng vài giờ đồng hồ, chi đội Nga đã chiếm được bốn vị trí cố thủ của địch. Ngay khi đó, quân Anh đã huy động các đơn vị kỵ binh mạnh nhất của chúng tung ra để tổ chức phản công, nhưng chúng đã bị quân đội Nga tiêu diệt hầu như toàn bộ. Đáng tiếc, do lực lượng của chi đội không đủ mạnh (khoảng 16.000 người), nên chiến dịch này, họ đã bị thất bại. Trong khi đó, quân Anh và Pháp vẫn liên tục bắn phá dữ dội vào các công sự của thành phố. Ngày 20 tháng mười, hội đồng quân sự liên quân địch quyết định, sẽ tiến hành một chiến dịch tổng tấn công Sevastopol vào ngày 6 tháng 11. Tuy nhiên, kế hoạch của địch lại một lần nữa bị tan vỡ. Cuối cùng, quân đội Nga cũng đã đón nhận được hai sư đoàn quân tiếp viện mà bấy lâu chờ đợi. Lúc này, quân đội Nga đã hoàn toàn hùng mạnh, ở trong cả vùng Sevastopol số lượng quân sĩ của họ đã có đến 85.000 người. Riêng tại trong thành phố, số lượng binh sĩ cũng đã có khoảng 35.000 người, và 50.000 lính hùng mạnh nhất đang chốt giữ bên ngoài thành phố để kiểm soát bên cánh phải của quân địch. Trên một thực tế như vậy, quân đội Nga vẫn đang kiểm soát được trục đường chính của Sevastopol, một trục đường có mối liên lạc chặt chẽ giữa quân đội bên ngoài và bên trong Sevastopol. Với sự tăng viện của quân đội Nga, mối tương qua lực lượng đã có thay đổi nghiêng về phía quân Nga. Với sự cân nhắc kỹ lưỡng, Menshikov đã quyết định cho tấn công vào cánh phải của quân Anh từ phía thị trấn Inkerman.
Những trận tấn công mở đầu của quân đội Nga đã tỏ không hoàn toàn tốt đẹp. Thậm chí các sĩ quan chỉ huy hầu như không có một tấm bản đồ của khu vực và sơ đồ hành binh. Các phương hướng chỉ huy binh sĩ của tổng chỉ huy Menshikov và sĩ quan quân đoàn Dannenberg là chưa thỏa đáng và còn thiếu khả năng lãnh đạo. Sau khi đã nện cho kẻ thù được vũ trang hùng hậu hơn bị tan tác trong một trận đánh kéo dài suốt 7 giờ đồng hồ, nhất là quân Anh bị tổn thất khá nặng nề, quân đội Nga cũng đã phải rút về vị trí đóng quân ban đầu. Sau khi tiến vào hải cảng Inkerman, hai chiếc tàu khu trục hơi nước nhỏ Vladimir và Khersones, đã nện một trận tơi bời cho quân địch đang kéo nhau săn đuổi các trung đoàn Nga, nhưng sau đó họ cũng đã rút lui an toàn. Trận đánh Inkerman, đã chứng minh được lòng dũng cảm, gan dạ và vững vàng của quân đội Nga Kết quả của trận đánh Inkerman là chưa từng có trong lịch sử hải quân Nga; quân đội Nga tiến hành các cuộc tấn công, rồi thất bại vì không đạt được mục tiêu đề ra. Địch có dự định dội bão lửa vào Sevastopol, trước khi mùa đông đến, nhưng kế hoạch của chúng bị phá sản. Tuy liên quân địch đã có sự chuẩn bị chu đáo cho chiến dịch mùa đông, nhưng chúng đã vội vàng tổ chức tấn công ngay lập tức vào Sevastopol Cho đến cuối tháng 11, thời tiết trở nên tồi tệ và mưa tuôn xối xả. Các điều kiện thời tiết đã làm cho dịch bệnh bùng phát, và số người tử vong tăng lên nhanh chóng. Trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt cho phía bên liên quân địch, điều này đã làm cho rất nhiều binh lính của chúng phải đào ngũ hoặc trở thành hàng binh – trong những ngày mùa đông lạnh giá đắng cay đó, mỗi ngày có đến hơn 30 lính liên quân bỏ sang đầu hàng quân đội Nga. Trong tháng 11 và tháng 12 năm 1854, quân đội Anh đã hoàn toàn nản chí. Tuy nhiên, tổng chỉ huy quân đội Nga – Menshikov vẫn không thể nắm giữ được những lợi thế đó, và không hề tổ chức được bất kỳ một trận đánh đáng gờm nào cho đến tận tháng hai năm sau. Bên quân địch, chúng đang đợi mùa xuân sang và quân tiếp viện sẽ đến. Về phía quân đội Nga, có thể cho rằng, họ đang lợi thế hơn. Trong thực tế thì ngược lại. Sự thiếu chăm sóc và trợ giúp binh lính về phía Menshikov, cùng với sự tiếp tế thì quá tội nghiệp, do đó tệ quan liêu bị bao trùm rộng khắp, nạn biển thủ công quĩ quốc gia thì tràn lan, thói đút lót hối lộ của các quan chức Sa Hoàng ngày càng phát triển, dẫn đến việc bính lính Nga bắt đầu thiếu thốn và túng quẫn hàng hóa tư trang. Khi đó, trong phía quân đội Nga cũng đã bùng phát các căn bệnh về tiêu chảy và dạ dày. Sự tiếp tế khẩu phần lương thực và đạn dược cho Sevastopol bị cản trở vì những con đường đến đây vô cùng tồi tệ. Vào thàng hai năm 1855, Hoàng tử Gorchakov đã lên thay thế Menshikov, làm tổng chỉ huy quân đội Danube. Vào mùa đông năm đó, Sevastopol đã trong một cuộc sống rất mạnh mẽ và đầy tích cực. Những công việc tu sửa lại các công sự bị tàn phá ngày càng hói hả; các khẩu đội pháo và các hào chiến đấu được chuyển lên phía trước; tổ chức rất nhiều cuộc xông phá vòng vây trong đêm tối với mục đích tiêu diệt các khẩu đội pháo, các công sự và bắt giữ tù binh của địch. Có hhoảng chừng từ 20 – 30 đến 200 – 300 binh lính được huy động vào các cuộc xông phá vòng vây đó. Đôi khi, quân đội Nga tổ chức liền vài cuộc xông phá vòng vây trên nhiều trận đại khác nhau trong một đêm. Để tham gia vào những đêm xông phá vòng vây này, họ thường huy động những binh sĩ tình nguyện, và trong mỗi lần đó, đều có những người đứng ra tình nguyện nhiều hơn so với yêu cầu. Về sau, họ bắt đầu thành lập các đơn vị lính tình nguyện chuyên biệt. Khi đó, những binh sĩ chuyên tham gia xông phá vòng vây trong đêm tối gồm cả lính thủy, bộ binh và các sĩ quan. Liệt kê một số người trong số họ như, trung úy Biryulez, trung tá Zavalishin, các thủy thủ Pyotr Koshka, Fyodor Zaika, Akseny Rybakov, Ivan Dimchenko, Ignaty Shevchenko và lính bộ Afanasy Eliseev, họ là những người nổi bật nhất trong những người anh hùng của Sevastopol. Toàn thể nhân dân Nga đều biết đến tên tuổi của họ. Dĩ nhiên, báo chí vào thời bấy giờ thì ít chú ý đến các “cấp bậc thấp” , họ chỉ tập trung nêu bật lên những tên tuổi của các cấp sĩ quan chỉ huy. Các cuộc xông phá vòng vây cũng được tiến hành trên biển. Ví dụ như, vào ngày 24 tháng 11, theo lệnh của đô đốc Nakhimov, hai chiếc tàu khu trục hơi nước nhỏ mang tên Vladimir và Khersones, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng G.I. Butakov trên chiếc Vladimir đã tham gia giao chiến với kẻ địch một trong chững trận xông phá đó. Chiếc Vladimir đã tấn công con tàu chân vịt Megera của địch, và đã kiểm soát được toàn bộ trận đánh của các tàu chiến Nga trên hải cảng. Chiếc Khersones cũng đã khiêu chiến với hai chiếc tàu hơi nước của địch. Tiến thẳng ra biển với tốc độ cao nhất, chiếc Vladimir đã nã vài phát pháo rất chính xác vào chiếc Megera. Phát tín hiệu bị tấn công bất ngờ, chiếc Megera cố gắng quay về hạm đội của nó đang đóng tại Kamyshy và hài cảng CôDắc. Nã thêm vài phát đại bác vào tàu địch, chiếc Vladimir đã cặp mạn cùng với chiếc Khersones, sau đó họ nhau bắn phá vào các tàu chiến và doanh trại của địch. Trong khi đó, một số tàu chiến của địch bắt đầu kéo neo và tiến vào vùng chiến. Thấy tình hình không thể cắt được đường vào hải cảng, Butakov đã ra lệnh cho tất cả dừng trận chiến và quay trở về căn cứ mà không hề có một tổn thất nào. Một cuộc chiến rải mìn dưới mặt đất, là một trận chiến có phạm vi rộng đáng chú ý trong cuộc vây hãm thành Sevastopol. Quân Pháp, không thể tiến đến được đồn lũy số 4, nên chúng đã quyết định đào các đường hầm rải mìn dưới mặt đất để hòng phá hủy đồn. Tổng chỉ huy công binh hải quân Totleben ở Sevastopol, đã phát hiện ra mục đích của chúng, ông đã ra lệnh cho xây dựng mở rộng mặt trận chống mìn trước đồn lũy Ý tưởng hệ thống chống mìn của Nga gồm: thực hiện một trận tấn công dưới mặt đất, phá hủy các đường hầm của địch và đánh bật chúng lui lại phía sau. Cuộc chiến đặt mìn dưới mặt đất trong các chiến dịch phòng thủ Sevastopol, quân đội Nga đã đào được 7000 mét đường hầm và phá nổ 120 quả mìn của địch. Đồn lũy số 4 anh hùng, đã đánh bật các cuộc tấn công trên và dưới mặt đất của quân Pháp Phải đối mặt với các sự phản kháng mãnh liệt, quân địch không thể đột kích được vào đồn lũy số 4 trong cả mùa xuân và mùa hè năm 1855, và đây cũng là một lý do tại sao quân địch lại tập trung mọi nỗ lực vào cánh khác trên tuyến phòng thủ của quân đội Nga, ở đây gồm có các công sự chính, đồn nhỏ Malakhoff và đồn lũy số 2. Vào tháng hai, quân địch đào thêm một số khẩu đội pháo, với hành động này chúng có ý định sẽ lấy điểm cao để bắn thẳng vào đồn Malakhoff và các mặt trận xung quanh đó. Để củng cố vững chắc đồn lũy này, sở chỉ huy quân đội Nga quyết định tấn công thẳng vào phía trước quân địch và chiếm lấy điểm cao này trước. Để làm được vấn đề này, họ sẽ phải củng cố vững chắc các điểm cao nằm phía sau Killen-balka. Mặt khác, quân địch cũng có thể đánh vào sườn và vào phía sau điểm cao nằm phía trước đồn Malakhoff. Một chi đội dưới sự chỉ huy của tướng Khruschev, được lệnh củng cố các vị trí trên điểm cao phía sau Killen-balka. Chi đội này được biên chế hai trung đoàn gồm Volynsky và Seleginsky. Vào đêm ngày 10 tháng hai, cà hai trung đoàn đã tiếp cận được đến vị trí đã chọn. Trung đoàn Volynsky di chuyển về phía trước, để bảo vệ trung đoàn Seleginsky trong lúc này đang tiến hành xây dựng công sự. Và chỉ vào rạng đông ngày hôm sau, địch đã phát hiện ra quân đội Nga, và chúng tiến hành huy động pháo binh khạc đạn dữ dội vào họ. Thuy nhiên, họ vẫn không vì thế mà phải ngừng công việc của mình. Một công sự mới được xây dựng và mang tên là đồn Seleginsky. Quân địch trong lúc này, đã dồn mọi nỗ lực để quyết chiếm vị trí cố thủ chưa hoàn thành này bằng bất kỳ mọi giá. Vào đêm ngày 12 tháng hai, quân địch cố gắng hòng đánh chiếm đồn Seleginsky, nhưng quân đội Nga đã đánh cho chúng phải tháo chạy tan tác Những chiếc tàu khu trục hơi nước của Nga như, Vladimir, Khersones, Gromonosets và chiếc tàu chiến Chesma cũng đã tham chiến để đẩy lui các cuộc bắn phá tấn công của địch. Ngày 17 tháng hai, quân đội Nga đã thành công trong những đợt tiến quân về phía trước, và bố trí lại được các công sự ở đồn Volynsky, cách khoảng 500 mét về phía hào chiến của địch. Ngày 27 tháng hai, cả hai đồn cố thủ được hoàn thành.
Sự triển khai bất ngờ của quân đội Nga, đã buộc quân địch phải thay đổi kế hoạch đánh vào tuyến phòng thủ của thành phố. Điều này đã dẫn đến, chúng không còn đạt được mục đích đánh chiếm đồn cố thủ Malakhoff và đồn lũy số 2 được nữa. Nay chúng lại phải tự giải thoát ra khỏi một trở ngại mới của sự thành lập hai đồn cố thủ đó của quân đội Nga. Vấn đề này cũng đã làm cho binh lính Anh – Pháp phải mất nhiều tháng mới vượt qua được trở ngại đó. Trong khi đó, quân đội Nga đã chiếm giữ được điểm cao ở phía trước đồn Malakhoff, họ đã cho xây dựng ở đây một tuyến công sự mà sau này được mang tên là công sự Kamchatsky (tuyến công sự này do trung đoàn Kamchatsky xây dựng), ở đây quân đội Nga cũng cho đặt 10 khẩu pháo hạng nhẹ. Nakhimov đã chuyển cương vị chỉ huy vị trí then chốt của tuyến phòng thủ, cho phó đô đốc Vladimir Ivanovich Istomin, bao gồm cả các đồn Malakhoff, Seleginsky, Volynsky đồn lũy số 2 và công sự Kamchatsky. Phó đô đốc Istomin, khi đó mới đang là một sĩ quan hải quân , trước đó ông cũng đã từng tham gia chiến đấu trong trận đánh Navarino nổi tiếng. Do những đóng góp xuất xắc trong trận chiến đó, ông đã được trao tặng huân chương Thánh giá St. George. Ông còn được nhận huân chương St. George thứ hai ở ngay tại Sevastopol. Hiện trong cấp bậc thuyền trưởng, Istomin đã đứng ra chỉ huy một con tàu trong trận đánh Sinope. Theo như lời của Nakhimov, không có một ai có thể chiến đấu dũng cảm và xuất xắc hơn được Istomin trong trận chiến đó. Istomin là tấm gương của lòng dũng cảm phi thường, bình tĩnh gan dạ và trí tuệ minh mẫn. Ông luôn có thể tìm ra được ngay những đáp án, cho những vấn đề khó khăn mà bất ngờ ông gặp phải. Ông không bao giờ phô trương tính dũng cảm của mình, và hình như ông không bao giờ sợ cái chết. Bất cứ một ai cũng có thể tìm thấy ông, trên những vị trí nguy hiểm nhất của mặt trận. Trong nửa năm ở đồn Malakhoff, Istomin chỉ bị thương có một lần, nhưng chưa bao giờ ông rời khỏi công sự. Sở chỉ huy đóng tại tầng trệt của một ngọn tháp ở trong đồn Malakhoff. Istomin cũng sống tại đây. Trong khi bắt đầu xây dựng công sự Kamchatsky, ông thường đi thị sát vị trí này mỗi ngày một hai lần để trực tiếp chỉ huy tiến độ công việc. Vào ngày 7 tháng ba năm 1855, trong khi đang đi kiểm tra đồn lũy, Istomin đã bị hy sinh do một mảnh pháo địch nổ văng đúng vào đầu. Mất đi người bạn thân thiết và cũng là một người bạn chiến đấu trung kiên, Nakhimov đã phải gánh vác thêm trách nhiệm của Istomin. Ngày 27 tháng ba năm 1855, phó đô đốc Nakhimov được đề bạt lên làm Đô đốc hải quân Nga. Trong tháng hai và tháng ba, quân đội Nga tiếp tục củng cố tuyến phòng thủ Sevastopol, họ đã chuyển các khẩu pháo từ tàu chiến lên bờ và đặt chúng ở các vị trí vị trí vừa mới xây dựng, phía trước tuyến phhòng thủ. Toàn bộ số pháo được chuyến lên bờ là 900 khẩu, nhưng chỉ có 460 khẩu trong số đó là có thể bắn đến được các công sự và các khẩu đội pháo của địch. Số còn lại, với đường kính nòng nhỏ và tầm bắn ngắn, được dùng để bắn thẳng vào đội hình địch nếu chúng tiếp cận gần, và dùng để bảo vệ ở phía trong các công sự Quân địch có dự trữ khoảng 600 viên đạn cho mỗi khẩu pháo, 350 viên mỗi khẩu cối. Trong khi đó, quân đội Nga chỉ có 15 viên đạn cho mỗi khẩu pháo và từ 25 – 100 cho mỗi khẩu cối tùy theo từng cỡ nòng Quân địch đã bị thất bại ngay trong trận đánh của ngày đầu tiên. Do vậy sở chỉ huy Anh – Pháp đã quyết định tiếp tục tăng cường oanh tạc dữ dội trong ba ngày tiếp theo, và đồng thời thiết lập một con lộ để hòng xua quân tiếp cận vào đồn lũy số 4 và công sự Kamchatsky. Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng tư, các nòng pháo của Nga đã giàng trả cho địch những đòn trí tử. Song, quân địch vẫn còn bắn phá điên khùng thêm ba ngày nữa, và sau đó chúng triển khai một đợt tấn công đồng loạt: quân Pháp được huy động tràn đến đồn lũy số 4 và công sự Kamchatsky, cùng lúc, quân Anh đánh thẳng vào đồn lũy số 3 của Nga. Chúng còn cố dội thêm đạn pháo như mưa sang chiến tuyến của Nga vào ngày 5 tháng tư những rốt cuộc cũng bị thất bại. Vào ngày 6 tháng tư, các tướng lính chỉ huy của liên quân địch đã đi đến thống nhất, hoãn bắn phá đến ngày 16 tháng tư, để nhằm tập trung củng cố lại các khẩu đội pháo của chúng. Trong cuộc bắn phá lần thứ hai, quân địch đã dội đến 168.000 quả đạn pháo, trong khi đó quân đội Nga cũng đã bắn trả 88.700 quả. Tuyến phòng thủ Sevastopol, đã sử dùng hầu như gần hết các loại đạn dược dự trữ, cùng cả số đạn dành cho các trường hợp khẩn cấp để dùng ngăn chặn các cuộc tấn công của địch. Để giảm bợt sự căng thằng của công chúng ở Anh và Pháp, tổng chỉ huy quân đội mới của chúng quyết định tấn công thành phố cảng Azov, tại có có rất nhiều kho dự trữ lương thực của Nga. Với hành động này, Y hy vọng rằng sẽ gây trở ngại về vấn đề tiếp tế cho quân đội Nga. Tuy nhiên, vấn đề này không cản trở lớn đến sự tiếp tế của Nga, mặc dù tất cả bánh mỳ tiếp tế bị tiêu hủy. Sự tiếp tế lương thực đến Sevastopol, được quân đội Nga chuyển về từ các kho lương ở Crưm, và ở các vùng lân cận của Ukraine. Sự cung cấp lương thực cho quân đội Nga, đã không bị cản trở nhiều do các hành động gây khó khăn của địch. Trong tháng tư và tháng năm, quân địch tiếp tục gửi quân tăng viện đến các vị trí của chúng ở gần Sevastopol. Vào cuối tháng 5, Liên quân của địch đã có số lượng tăng đến 200.000 tên. Khi đó, quân đội Nga có khoảng 70.000 người ở trong và ngoài thành phố Sevastopol, trong đó chỉ có 40.000 người trực tiếp tham gia chiến đấu trong các đợt phhòng thủ Sevastopol. Quân địch tính toán đến thế đang lấn át của chúng về, số lượng quân lính vượt trội, các trang thiết bị vũ khí tốt hơn và nguồn tiếp tế đạn dược dồi dào. Nên chúng bắt đầu chuấn bị dốc toàn lực để tổ chức một đợt tấn công mạnh sang trận địa Nga. Đầu tiên, chúng lập kế hoạch đánh chiếm ba tuyến công sự của Nga, ba hệ thống công sự này hiện đã được di chuyển xa hơn về phía trước tuyến phòng thủ để đánh chặn liên quân địch. Ở tại đây, hiện quân đội Nga đang có hai đồn cố thủ là Seleginsky và Volynsky và công sự Kamchatsky. Ngày 25 tháng 5, vào hồi 15 giờ, đợt bắn phá Sevastopol lần thứ ba bắt đầu, đợt oanh tạc này đến tận ngày 30 tháng 5 mới chấm dứt. Vào 6 giờ ngày 26 tháng 5, mỗi khẩu pháo của địch đã rót sang trận địa Nga 150 viên đạn, chúng đã chuẩn bị từ 500 - 600 đạn cho mỗi khẩu. Trong khi đó, đạn dự trữ của quân đội Nga chỉ có từ 60 – 90 viên cho mỗi khẩu pháo của mình. Đến 18 giờ cùng ngày, các khẩu đội của Nga vẫn đứng vững và chống trả quyết liệt trước các đợt oanh tạc đạn pháo ác liệt của quân thù, nhưng sau đó, hỏa lực của hàng phòng thủ Sevastopol dần bị yếu đi do thiếu đạn. Ngày 27 tháng 5, quân Pháp tấn công Volynsky, đồn Seleginsky và công sự Kamchatsky. Quân đội Nga cũng đã nhiều lần giáng trả cho kẻ thù những đợt phản công dũng mãnh, nhưng quân Pháp được thêm sự giúp sức của quân Anh, cuối cùng cũng đẩy lui được hàng phòng ngự của quân đội Nga lui về đồn Malakhoff. Vòng vây địch đang dần thít chặt khu đồn, nhưng trong khi đó, Nakhimov cũng đang trực chiến trên công sự, ông đã chỉ huy bộ binh và lính thủy bẻ gãy toàn bộ sự vây hãm của kẻ thù. Trong khi công sự Kamchatsky bị địch dập pháo liên miên, ba chiếc tàu khu trục hơi nước là Vladimir, Crimea và Khersones đang ở hải cảng Killen, cũng đã dội pháo dữ dội lên bờ làm liên quân đich bị thiệt hại nặng nề. Vào ngày 5 tháng 6, các khẩu pháo của địch bắn ra rất dữ dội trong suốt cả ngày. Đến buổi chiều, hậu quả của cuộc bắn phá này là, bên quân đội Nga bị thiệt hại là không thể tránh khỏi. Đồn Malakhoff cùg với đồn số 2 và số 3, bị tàn phá nặng nề. Vào lúc chập tối, công việc sửa chữa và khôi phuc lại các điểm bị tàn phá trên tuyến phòng thủ được tiến hành. Đến rạng sáng hôm sau, những vi trí sập đổ chính yếu được tu sửa hoàn chỉnh, những khẩu pháo bị hư hại được thay thế. Đến 3 giờ, pháo địch đột nhiên dừng hẳn, và quân Pháp ồ ạt tổ chức tấn công đồn số 1 và số 2. Những người bảo vệ trong hai đồn đó, đã phải chống trọi lại với quân Pháp rất gian khổ. Tất cả các tàu khu trục hơi nước của Nga như: Vladimir, Thunderer, Khersones, Crưm, Bessarabia và Odessa, đã cùng tiến vào vị trí chiến đấu của mình tại cảng Killen, họ còn tiếp sức để nã pháo vào đám quân dự bị và quân tham chiến của Pháp đang đóng tại Killen-balka. Cuộc tấn công của địch bị chững lại trước các công sự của Nga khoảng 30 – 40 bước. Bị tổn thất nặng nề, quân Pháp buộc phải rút lui. 15 phút sau, chúng lại tổ chức đợt tấn công mới, những chúng cũng lại phải nhận sự thất bại ê chề. Sau đó, đồn Malakhoff lại bị quân Pháp công kích thêm một lần nữa, cùng lúc đó, quân Anh cũng dồn mọi cố gắng để hòng đánh chiếm đồn số 3; nhưng mọi đợt tấn công của chúng bị đẩy lui. Sau khi các đợt tấn công của địch bị đẩy lui, những người bảo vệ Sevastopol lại có một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi. Đây cũng là cơ hội để quân đội Nga tu sửa lại các công sự bị tán phá. Trong phạm vi công việc xây dựng và kỹ thuật, được tiến hành nhanh chóng, nhưng không đáp ứng đủ theo như yêu cầu. Do đó, một số vị trí vẫn còn bị tồi tệ và chưa đủ tiêu chuẩn chiến đấu.
Trong chương trình nghị sự của đơn vị đồn trú, đã ghi chép về sự hy sinh của đô đốc: "…Đơn vị đồn trú của chúng ta, không chỉ để tang cho sự hy sinh của một vị chỉ huy hải quân dũng cảm, nổi bật và có tài, một hiệp sĩ coi thường cái chết và không thể chê trách được điều gì - mà cả nước Nga phải than khóc trong thương tiếc trước một cái chết qúa sớm của một vị Sinope anh hùng. Hỡi các thủy thủ của hạm đội Biển Đen! Ông là một bằng chứng của sự dũng cảm và đức tính anh hùng của chúng ta; ông luôn đánh giá cao giá trị đích thực về sự quên mình trong chiến đấu của các bạn; ông không bao giờ bở rơi các bạn trong các hoàn cảnh khó khăn; ông luôn hướng các bạn đến với chiến thằng và vinh quang…" Với sự qua đời của Nakhimov, Sevastopol đã mất đi " một trái tim và linh hồn của hàng phòng thủ", hạm đội của Nga mất đi một trong những vị chỉ huy hạm đội vĩ đại và có tài nhất. Sau khi Nakhimov mất, Sevastopol được xem là một thời gian khắc nghiệt nhất. Vào đầu tháng tám, khoảng cách giữa các hào chiến của Pháp và đồn Malakhoff, là không quá 110 mét, và ở đồn số 3 là 120 mét. Bên phía quân nhu của địch hiện có tổng cộng 640 khẩu pháo chưa tính đến 250 khẩu dự trữ. Toàn bộ ban tham mưu của quân đội Nga đã được huy động để tham gia chiến đấu. Sau một thời gian lưỡng lự và tham khảo khá dài, tổng chỉ huy Gorchakov, cuối cùng cũng đã quyết định, huy động các lực lượng đang chốt bên ngoài Sevastopol tiến hành tấn công kẻ thù. Ngày 4 tháng tám, một trận đánh đã được nổ ra, trận đánh này đã đi vào lịch sử hải quân Nga với tên gọi "Trận đánh trên sông Chernaya (Đen)". Trận đánh này diễn ra rất buồn tẻ và không mang lại thắng lợi cho quân đội Nga. Sau trận đánh trên sông Chernaya, tổng chỉ huy Gorchakov đã bộc lộ những thiếu sót về sự kiên quyết và kiên định, nét tiêu biểu của ông vào lúc này là, thay đổi kế hoạch chiến đấu nhiều lần. Cuối cùng ông ra lệnh lại tiếp tục phòng thủ Sevastopol, và cùng lúc đó, âm thầm chuẩn bị di tản dân chúng Ngày 5 tháng tám, một đợt bắn phá dữ dội của địch vào Sevastopol, lại được triển khai trong vòng hai mươi ngày liền. Thành phố phải trải qua những trận cuồng phong dữ dội của pháo địch bắn ra gấp hai lần – Đợt đầu từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 8, đợt hai từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 8. Các đợt pháo kích này là lần thứ 5 và thứ 6 của địch dội vào thành phố. Vào hồi 4 giờ sàng ngày 5 tháng 8, khi trời chỉ vừa mới hửng sáng, 800 họng pháo của địch đã khạc đạn điên cuồng vào đồn Malakhoff, đồn số 2 và số 3. Từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 8, quân địch đã bắn sang bên Nga 56.000 quả đạn pháo, trong khi đó, từ ngày 9 đến 24 tháng 8, chúng cũng tiêu tốn đến 132.500 quả, như vậy là trung bình mỗi ngày quân đội Nga phải hứng chịu 9000 quả đạn pháo của địch. Về phía quan đội Nga, họ cũng giáng trả 51.000 quả đạn pháo, như vậy, trung bình mỗi ngày là 3400 quả, theo đó hỏa lực của họ ít hơn của địch đến ba lần. Như vậy cũng đồng nghĩa rằng, Những người bảo vệ Sevastopol phải chạy trên mưa đạn của pháo quân thù, và số lượng vũ khí của họ bị tàn phá cũng không nhỏ Gorchakov quyết định chuyển quân sang đóng ở phía bắc thành phố. Ngày 15 tháng 8, một chiếc cầu phao dài 900 mét được bắc qua vịnh Sevastopol. Cùng ngày hôm đó, Gorchakov ra lệnh cho toàn bộ ban tham mưu và sở chỉ huy chuyển địa điểm sang phía bắc. Ngày 22 tháng 8, tại hội đồng quân sự liên quân, chủ nhiệm công binh của Pháp đã vạch ra một sự nguy hiểm đang dâng lên, do tuyến phòng thủ thứ hai của quân đội Nga đang được thành lập. Hắn quá hiểu rằng, Nga sẽ nhất định hoàn thành bằng được tuyến phòng thủ mới này, do đó liên quân của chúng sẽ phải chịu thêm một mùa đông tai họa tiếp theo nữa. Vì thế, chúng sẽ phải phá hoại kế hoạch này của quân đội Nga bằng bất kỳ mọi giá, và chúng chỉ có một phương cách là mở một cuộc tấn công ồ ạt. Pelissier quyết định, huy động xua quân đột kích thẳng vào Sevastopol, sau khi đã mở một trận tập trung bắn phá cao độ. Ngày 24 tháng tám, trận oanh tạc Sevastopol lần thứ 6 bắt đầu. 807 khẩu pháo của liên quân (gồm 300 khẩu cối) cùng lúc khai hỏa. Trong lúc này quân đội Nga chỉ có 540 khẩu để đáp trả. Pháo binh của Anh – Pháp được bố trí dày đặc, trên mỗi kilomet trận địa, chúng đặt đển 150 khẩu. trong lịch sử chiến tranh từ trước đó, chưa bao giờ có số lượng pháo binh được dàn trận một cách tập trung và cô đặc đến như vậy. Bắt đầu từ ngày 24 tháng 8, thành phố và các công sự của tuyến phòng thủ, bị bao phủ dày đặc bởi những màn khói lửa dày đen kịt, cảnh tượng này đã làm cho Sevastopol choáng váng trong ba ngày liền, vì không có một tia nắng mặt trời nào có thể xuyên qua được màn đen khói pháo của kẻ thù. Một trong những trận oanh tạc của địch đã đánh trúng một chiếc tàu vận tải Berezan đang neo đậu, gây ra một lỗ thủng lớn trên boong tàu và thổi băng một khoang của nó, lửa bắt đầu bùng lên. Ngọn lửa lan ra ngoài và bao bọc lấy toàn bộ con tàu. Ánh sáng chói lọi của ngọn lửa đã thu hút sự chú ý của địch, chúng quay laịi dồn toàn bộ hỏa lực dập thẳng vào con tàu vận tải. Chiếc mỏ neo của tàu bị bứt tung, nó bị từng lớp sóng biển đánh xối xả, xô dạt vào cầu cảng, nếu cứ tình trạng này thì chiếc cầu tàu sẽ có thể bị phá hỏng. Các thủy thủ trong lúc này, cần phải bảo vệ chiếc cầu tàu bằng bất kỳ mọi giá. Do đó, họ đã biểu thị sự tài trí phi thường và lòng anh hùng bất khuất, họ đã cùng nhau hợp lụ,c kéo chiếc tàu đang bốc cháy dữ dội ra giữa hải cảng, và đánh đắm con tàu. Ngày đầu tiên trong đợt bắn phá lần thứ 6 của địch, liên quân Anh – Pháp đã bắn hơn 60.000 quả đạn pháo, Quân đội Nga bắn trả 20.000 viên. Hai ngày tiếp theo, 25 – 26 tháng tám, được cho là dữ dội nhất của cuộc bắn phá không ngừng của địch. Trong những ngày này, quân đội Nga đã bị tổn thất nặng nề, mỗi ngày họ đã bị hy sinh từ 2500 – 3000 người. |