|
Русская национальная кухня - Món ăn truyền thống Nga
Một bữa ăn Nga truyền thống có 3 món. Món thứ nhất, theo qui tắc là súp sẽ được dọn ra. Trời lạnh súp thường được nấu với nước ninh xương hoặc nước thịt, hoặc nấu với sữa, còn mùa hè khi thọi tiết trở nên nóng nực, người ta thường nấu súp bằng nước kvas làm từ lúa mạch hoặc là dùng nước củ cải đề. Món thứ nhất thông dụng nhất ở Nga là súp "shchi" (щи), súp từ bắp cải tươi hoặc nấu với dưa cải bắp, với thịt, rau tươi và smetana (сметана). Ngay từ ngày xưa đã lưu truyền câu tục ngữ " щи да каша - пища наша". Và quả là, sau khi làm việt mệt nhỏc vất vả, một đĩa súp nóng hổi, thơm nức mũi sẽ giúp lấy lại sức lực nhanh chóng. Trong số những món thứ nhất được ưa chuộng ở Nga, còn có súp củ cải đề (борщ), xúp dưa chuột chua (рассольник) và súp okroska (окрошка - súp từ nước kvas nấu với thịt). Mặc dù súp củ cải đề thực ra được biết đên như một món ăn truyền thống của Ucraina, nó vẫn thường xuyên có mặt trong các bữa ăn gia đính ở Nga và rất được ưa thích. Từ " борщ" xuất phát từ ngôn ngữ cổ xứ Slavơ "бърщь" - свёкла (củ cải đề). Và cũng chính củ cải đề, thành phần chủ yếu của борщ sẽ đem lại màu sắc, mùi vị và hương thơm đặc trưng cho món súp này. Xúp dưa chuột chua lấy tên của từ "dưa chuột muối" (соленые огурцы), đây cũng là thành phần chính của món súp. Xúp dưa chuột được nấu với hạt lúa ẽ có vị ngon đặc biệt. Sau món súp là món thứ hai, thường là các món cá hoặc thịt, có đôn thêm rau quả tươi, thông thường nhất vẫn là khoai tây. Ở Nga khoai tây được biết đến chưa lâu, mới từ cuối thế kỉ 17 nhỏ vua Peter Đệ nhất, người đã mang nó về từ Hà Lan. Mặc dù vậy, hiện nay khoai tây đã trở thành thực phẩm chính trrong tất cả các gia đình Nga. có tới hơn một nghìn món ăn có thể làm từ khoai tây : khoai tây chiên, luộc, khoai tây nhồi nấm và thịt, thịt băm viên, bánh nướng và còn rất nhiều món khác. Nếu bạn đã từng làm khách trong một gia đình Nga và không thể làm quen được với những món ăn Nga truyền thống, có thể bạn đã được thưởng thức món pel'meni (пельмени - giống như sủi cảo ở TQ hoặc VN). Đó là một trrong những món ăn được yêu thích nhất của dân Nga ở Sibiri. Pel'meni được làm từ bột nhào và thịt, người ta ăn nó trong món thứ nhất với nước dùng, hoặc trong món thứ hai cùng với smetana, với kem, bơ, hoặc là với dấm. Pel'meni ngon nhất được làm từ thịt băm, mà thành phần gồm có thịt bò, thịt cừa và thịt lợn. Bắt đầu bữa ăn đôi khi có thể dọn ra những món nguội, hoặc món ăn nhẹ: salat, được làm từ pho mát và rau, trứng luộc, cmetana, maionez và rau thơm. Ở nhiều nước trên thế giới, món salat trộn vinaigrette (винегрет) - làm từ củ cải đề, khoai tây và dưa chuột muối được gọi là "salat Nga". Phổ biến nhất ở Nga là salat từ khoai tây luộc, đậu hà lan, dưa chuột muối hoặc ngâm giấm, jambong, và maionez, và được gọi bằng những tên khác nhau: salat thịt, salat ctolichnưi ("столичный")hoặc olive ("оливье" - oliu). Rất nhiều món ăn đặc trưng theo phong cách Nga được làm từ bột: bánh nướng pirog (пирог), bánh ngọt, vatrushek ( bánh ngọt có phomat), bánh quế, bánh blin (bánh xèo). Ở nước Nga cổ không ngày lễ nào mà lại thiếu bánh nướng pirog. Từ pirog được bắt ngồn từ từ Nga cổ "pir" (пир) - có nghĩa là ngày lễ - праздник. các loịa bánh nướng có thể to hay nhỏ, có thể mở ra hoặc được bao kín. Nhân bánh có thể được làm bằng thịt, cá, bắp cải, trứng, nhân táo, pho mát tươi, hoặc mứt... vv... Sau bữa ăn, mọi người tráng miệng bằng chè hoặc cà phê, chè bột quả hoặc nước hoa quả, được chế biến từ hoa quả khô hoặc tươi, tuỳ theo khả năng vào sở thích.Khi vua Peter đệ Nhất chọn vùng đất phương Bắc xa xôi lạnh lẽo, giáp với vịnh Phần Lan để làm kinh đô, nhà vua đã tính đến chuyện xây dựng nơi đây thành cửa ngõ để thông thương với châu Âu bằng đường biển, đồng thời cũng là căn cứ quân sự bảo vệ đất nước tránh khọi sự nhòm ngó của quân Thụy Điển. Đó chính là kinh đô Saint Petersburg của nước Nga, từ năm 1703 tới 1917. Nhà vua đã có rất nhiều dự định, ví dụ như xây dựng Saint Petersburg thành một Venice của Nga, tức là sẽ có một hệ thống kênh đào thông với nhau qua con sông chính, con sông được coi như là xương sống của thành phố, sông Neva. Nói về các công trình của thành phố có lẽ xin để sang bài khác, bởi vì nhiều lắm. Ở đây chỉ nhắc đến pháo đài Pêtropavlovck, nơi gắn liền với câu chuyện cái búng tay. Pháo đài Petronavlovck nằm trên một hòn đảo nhỏ cùng tên ở nhánh trung tâm của sông Neva, nằm hơi chếch 1 chút so với cung điện Mùa đông. Trên đảo được xây dựng một hệ thống thành luỹ kiên cố và nhiều căn cứ quân sự quan trọng và đều rất nguy nga tráng lệ. Tầm quan trọng của pháo đài này rất lớn, nó có nhiệm vụ bao quát cả thành phố (lúc đó), đây là công trình cao nhất ở Saint, tất cả những công trình xây dựng sau đó đều lấy độ cao của nó làm chuẩn, không được phép vượt quá. Nếu tìm hiểu kĩ hơn thì sẽ biết rằng pháo đài Petropavlovck, Nhà thọ Thánh Isac ( nơi có con lắc đơn nổi tiếng dao động theo chuyển động của Trái đất, ngày xưa mọi người học Vật lí thì sẽ phải làm 1 bài tập có liên quan), và một công trình nữa là Đài quan sát thiên văn thì phải đều có cùng 1 độ cao so với mực nước biển. Khi xây dựng pháo đài đã mất rất nhiều công sức và tiền của, vì cả cái nóc và cái đỉnh mong manh của nó được làm bằng vàng, và lại rất cao nên khó nhỏc lắm người ta mới hoàn thành xong. Nhưng đến khi hoàn thành rồi vua Peter nhận thấy cái cột biểu tượng gắn trên đỉnh pháo đài bị lệch. Tất nhiên nếu cứ để yên cũng chẳng sao vì pháo đài rất vững chắc, còn cái cột đỉnh thì chẳng ảnh hưởng gì tới sự vững chãi cả, nhưng một biểu tượng của quyền lực thì không thể để nghiêng ngả như vậy được. Nhưng chẳng có cách nào khả dĩ để có thể chỉnh lại cái tháp cho thẳng, tất nhiên không ai nghĩ đến chuyện phá đi xây lại cả, mà nếu lại dựng dàn giáo cao chót vót 1 lần nữa để sửa sang thì mất rất nhiều thọi gian, và tốn nhiều công sức. Nhà vua tin tưởng rằng sẽ có cách, nên ban lệnh khắp đất nước, ai mà sửa được khiếm khuyết của pháo đài sẽ được trọng thưởng. Nhưng thọi gian trôi qua chẳng ai dám đến nhận phần thưởng của nhà vua. Cho tới một hôm có một ông già bé nhỏ đến, và xin được uốn thẳng lại, mọi người không tin tưởng lắm, kể cả nhà vua nhưng vẫn cứ để ông làm, và tuyên bố ông cần bất cứ thứ gì sẽ được cung cấp đầy đủ. Nhưng kì lạ, ông già chỉ xin một cuộn dây thừng thật dài, càng dài càng tốt. Tới khi chuẩn bị xong dây thừng rồi ông bắt tay vào việc, ông đứng ở dưới và quăng dây lên, tròng dây vào đúng cái cột biểu tượng. Ở đây không nói đến kĩ thuật quăng dây thế nào cả, chỉ biết là ông đã quăng chính xác, đó cũng là cái tài lẻ của người ta thôi, ai mà biết được đúng không? rồi cứ thế ông trèo lên và chỉnh lại cái cột theo ý muốn nhà vua. Nhà vua mừng lắm, muốn ban thưởng thật hậu hĩnh cho ông, nhưng ông chẳng xin gì cả, chỉ xin rằng ông đã già rồi, bây giờ chỉ muốn uống rượu thoả thích ở bất cứ quán nào ghé qua, mà không sợ bị từ chối, không phải lo lắng đến tiền nong, tiền thì tiêu mãi cũng hết, đấy là chưa kể bị cướp hoặc quên ở đâu đó, phiền hà lắm. Nhà vua đồng ý, liền viết 1 chiếu chỉ cho ông lão, ra lệnh tất cả các quán rượu trên đất nước đều phải phục vụ ông mà không được phép hỏi đến tiền nong. Nhưng một thọi gian sau ông lại quay lại, than phiền rằng tờ chiếu của nhà vua dùng nhiều rồi cũng bị sờn rách, rồi cứ phải mang đi mang về, dễ bị thất lạc. Nhà vua liền ra lệnh khắc ngay chiếu chỉ lên cổ ông. Thế là từ đó ông lão tha hồ uống rượu như mong muốn, không phải lo nghĩ về bất cứ chuyện gì nữa, đi đến đâu, ông chỉ cần búng tay vào cổ, nơi khắc chiếu chỉ của nhà vua : Đấy, nhìn đi, приказ đấy, tin chưa? tin rồi thì đem rượu ra đây. Tất nhiên là chẳng ai dám chối từ nữa cả. Rồi dần dần, cử chỉ đó được dân rượu dùng để thay cho lời nói, thay cho câu lệnh miễn chối từ khi uống rượu, nó vẫn còn rất thông dụng cho tới ngày nay.Mатрёшка Matrioshka (búp bê Nga) có lẽ là quà tặng lưu niệm phổ biến nhất ở cho mỗi người khi đặt chân lên đất Nga.Không chỉ nổi tiếng ở Nga, Matrioska còn được mọi người trên toàn thế giới biết đến từ lâu.Tại các cuộc triển lãm,hội chợ, các festival lớn trên thế giới, sự có mặt của những con Matrioska vui vẻ và ngộ nghĩnh đến từ nước Nga đều làm khán giả ngạc nhiên và thích thú bằng chính cái vẻ rất Nga của mình.Dường như là Matrioska bước ra từ những huyền thoại,những câu chuyện cổ tích rất xa xưa.Song trên thực tế con búp bê gỗ này của Nga mới được trên dưới 100 tuổi.Kể từ khi Matrioska ra đời, đã có rất nhiều giả thuyết về sự ra đời đó song một trong những giả thuyết có tính thuyết phục cao nhất đó là hình tượng Matrioska được giống với những quả trứng được trang điểm trong ngày lễ Phục sinh và được các người thợ thủ công Nga sáng tạo ra các chi tiết mới Một dạng đồ chơi tương tự cũng có ở Nhật Bản có hình một ông già hiền lành tóc bạc tên là Đa ru ma gồm 5 hình được sắp xếp theo trật tự hình nhỏ ở trong hình lớn bên ngoài.Theo một truyền thuyết kể lại, hoạ sĩ Nga Sergei Maliutin một lần có được trong tay cả những quả trứng phục sinh của Nga và con búp bê trên của Nhật. Hai đồ chơi này được làm tại các quốc gia khác nhau đã làm nảy sinh trong đầu hoạ sĩ một ý tưởng.Ông lập tức phác hoạ ra giấy hình một con búp bê ngộ nghĩnh ,sau đó là một con nữa, một con nữa... Cũng bằng cách đó mà con búp bê hình cô gái Nga trong bộ áo truyền thống sarafan trên tay bế chú gà trống màu đen xuất hiện.Trong con búp bê này còn có 7 con nữa nhỏ hơn.Con thứ 8-con cuối cùng là hình ảnh 1 cậu bé. Một ai đó khi nhìn thấy con búp bê ngộ nghĩnh này đã thốt lên: "Ồ trông thật giống Matriona".Và thế là cô gái búp bê đó liền được đặt tên là Matriona,hay gọi thân mật là Matrioska hoặc Matrishechka.Matrioska được làm từ gỗ Bạch dương hoặc gỗ cây lipa.Người thợ làm Matrioska giỏi phải là người tìm ra được loại gỗ để làm sao khi thành phẩm không để lại những vết xước,những lổ thủng trên sản phẩm của mình.Con matrioska nhỏ nhất luôn được làm trước tiên sau đó mới đến các con khác lớn hơn.Ŀôi khi số lượng các con Matrioska con trong 1 con Matrioska lớn đến con số 50.Sau đó các con Matrioska được chuyển đến tay các hoạ sĩ và được trang trí áo sarafan, được đội khăn và các bông hoa.Gương mặt mỗi con Matrioska được vẽ theo một kiểu khác nhau.Có gương mặt buồn,trầm tư,nghiêm khắc,vui vẻ,...Có lẽ điều hấp dẫn nhất trong mỗi con matrioska bằng gỗ này chính là tính biểu cảm trên mỗi gương mặt.Chỉ cần nhìn vào mỗi con Matrioska,bạn có thể cảm thấy một tình cảm nhẹ nhàng của màu sắc,một nghệ thuật trình bày điêu luyện của các hoạ sĩ. (sưu tầm)Đám cưới Nga Đời sống gia đình của những người trẻ tuổi , theo đúng nghi thức Nga, sẽ được bắt đầu như thế nào? Giờ đây ít ai nhớ rằng trong những huyền thoại của một thọi cổ xưa thì lễ cưới tượng trưng cho cuộc hôn phối nhà Trời của Mặt Trăng và Mặt Trời . Trong đó Mặt Trăng đóng vai trò chàng rể, còn Mặt Trời là cô dâu. Mặt khác, trong nghi thức cưới xin còn phản ánh ý tưởng về sự phong phú phì nhiêu của tự nhiên, cũng như sự tiếp diễn muôn đời của sự sống. Để ghi nhớ sự tôn vinh Mặt Trời các cô dâu trang điểm y phục của mình bằng những dải màu đề . Ngoài ra màu đề được coi là màu sắc của pháp thuật thanh tảy, nó bảo vệ cô dâu khọi mời điềm gở và bùa phép ma thuật . Tục lệ trao đổi nhẫn cưới cũng xuất hiện trước khi Thiên Chúa Giáo ra đời rất lâu. Chiếc nhẫn là kí hiệu Mặt trời của đa thần giáo. Người La Mã, người Đức, người Slavơ, người Ấn Độ cổ đại cũng trao đổi nhẫn cưới trong hôn lễ. Đầu tiên nhẫn cưới được làm bằng sắt rồi sau là bằng vàng . Chúng ta đều biết, đối với nhiều dân tộc thì vàng là kim loại biểu tượng của mặt Trời. Nhẫn cưới được quy ước đeo vào ngón tay vô danh . Người ta cho rằng sức sống( đơn giản hơn là thần kinh) từ đây chạy thẳng tới trái tim con người. Cũng vậy, theo tín ngưỡng cổ xưa trước Thiên Chúa, các cô dâu người Slavơ đội lên đầu một vòng hoa tượng trưng cho sự phì nhiêu , giàu có và cho vòng Mặt Trời.. Trong các đám cưới luôn có sự tham dự của toàn thể họ hàng, mà ở nông thôn thôn thì đó là người cùng một làng. Tất nhiên người ta không thể mời hết tất cả mời người ăn uống nhưng theo phong tục, người ta mời thức uống có rượu cho bất kì ai đến dự cưới Tiệc cưới Một đám cưới “đường hoàng” không thể thiếu tiệc cưới, những lời chúc mừng của họ hàng, những bài hát theo tập quán và mời nghi lễ khác. Đó không đơn giản chỉ để cho vui vẻ. Mà đã như vậy từ ngàn đời được quy định theo tín ngưỡng của tổ tiên. Theo phong tục của người Nga thì lễ cưới là một yến tiệc linh đình kéo dài một, hai ngày, có khi đến cả tuần lễ. Cha chú rể mời tất cả mời người vào bàn. Ông ta thu xếp chỗ cho khách khứa, từ nhỏ tới lớn. Cặp cô dâu chú rể chiếm vị trí đối diện cửa ra vào trên ghế nỉ có gối. Bên cạnh chú rể là cha đỡ đầu dược tôn vinh như một ông tướng. Bên cô dâu là bà mối hay mẹ đỡ đầu của cô. điều hành tiệc cưới là “phù rể” người được ủy thác thay mặt chú rể trong mời việc liên quan đến đám cưới. Chính anh này ra lệnh tiếp đồ ăn. Cặp vợ chồng trẻ với ý nghĩa họ “đã là một” nên ăn chung thìa dĩa, uống chung cốc chén. Khi uống rượu họ cũng dùng chung một li cho hai người. Ở những gia đình giàu có, sau mỗi món ăn, thực khách nhất định được rót rượu bia thoải mái. Nếu có quá chén mà lăn xuống gầm bàn cũng chẳng sao. Anh ta sẽ tỉnh giấc vào sang hôm sau . Cô dâu bưng khay đựng rượu đi mời từng khách. Nhưng khách lại yêu cầu cô dâu chú rể phải uống trước. Theo phong tục cổ xưa cô dâu phải mang đến nhà chàng rể một chiếc bánh được nướng đặc biệt gời là Bánh-Gà. Bánh được gời như vậy vì nhân bánh được xếp thành các lớp và nhất thiết không được thiếu thịt gà. Ở phần trên của vỏ Bánh Gà người ta có thể gắn đầu con gà trống hay trang trí bằng lông gà. Tổ tiên người Nga tin tưởng như vậy đó, rằng gà là một loài chim thiêng liêng đem lại sự giàu có phì nhiêu, nói chung nó là khởi thủy của mời khởi thủy. Các dân tộc Ấn- Âu chẳng cho rằng toàn thể vũ trụ xuất hiện từ một quả trứng đó sao. Chàng rể nhất thiết phải nếm thử món quà này của cô dâu. Trong số những món ăn không thể thiếu trong tiệc cưới còn bánh cá, thịt nấu đông, canh rau, ba món rán không thể thay thế làm bằng gà tây hay gà thường, vịt và cừu. Vai cừu được coi là nhất thượng hạng. Không phải vì đó là chỗ ngon nhất trong con thịt mà là theo tập tục cổ xưa. Người Hy lạp cổ đại đã dùng chính vai cừu để tế thần, tuy nhiên, sớm hơn nữa, chừng 4 ngàn năm trước, trong thọi đại đồ đồng, tập tục này cũng đã từng tồn tại ở một số dân tộc Châu Âu. Theo tín ngưỡng của tổ tiên cỗ cưới phải phong phú, thừa thãi và sau khi tiệc kết thúc, thức ăn còn thừa lại nhiều. Đó cũng chính là một dấu hiệu cổ xưa người ta cầu xin sự giàu có cho gia đình trẻ. Trong những ngày ăn kiêng thì thịt được thay bằng cá vược hay cá trắng hoặc cá đề khác, có cả canh cá và chè bột quả. Nước uống có rượu thì thứ được ưa chuộng nhất là rượu hòa mật ong. Cặp vợ chồng trẻ Cô dâu chú rể ngồi khiêm tốn và trang trọng, họ không uống nhiều rượu. Sau khi đại tiệc bắt đầu chừng một tiếng thì người ta tiễn họ vào buồng ngủ, trước đây gọi là Pogklech (trong từ này Klech là “cái cũi- ND). Tháp tùng cô dâu chú rể vào phòng tân hôn là những khách trọng vọng nhất, rồi tất nhiên là phù rể hay “con người lịch lãm nhất” - tức là “chuyên gia” về pháp thuật và nghi lễ trong cưới xin. Phòng tân hôn của người Nga được dọn dẹp và chuẩn bị đặc biệt. Ví dụ trên bốn bức tường đầy tranh Thánh, mỗi bức được đóng vào tường bằng một mũi tên. Mỗi góc phòng treo một bộ lông hắc điêu hay lông chồn. Trên ghế dài người ta để các chậu đựng mật ong. Trên giường cưới là 21 bó cỏ khô( số lẻ được coi là số may mắn, bởi 21 là ba lần bảy). Đôi khi, vui đùa, họ nhét vào trong bó cỏ một con lăn. Trước tiên ông mối bà mai nằm lăn lên giường cưới, kiểm tra xem giường có êm không. Rồi họ vừa cười vừa đòi cô dâu chú rể bỏ tiền chuộc ra thì họ sẽ nhường chỗ trên giường cưới cho. Ở đây cô dâu lại đãi khách lần nữa bằng bánh cá hay thịt gà. Với ý nghĩa hòa nhập làm một, cặp vợ chồng phải cùng nhau ăn hết một miếng bánh cá hay thịt gà. Nếu khách yêu cầu thì cô vợ trẻ phải cởi quần áo cho chồng với ý nghĩa là cô ta ngoan ngoãn. Cô vợ bắt đầu tháo chiếc ủng bên chân phải trước, nơi ở chỗ gót chân có giấu đồng 5 xu. Đó là món quà tượng trưng của chồng dành cho vợ nó thể hiện cho mối thiện cảm của anh ta đối với vợ và là lời hứa hẹn rằng anh sẽ bảo đảm cho vợ cuộc sống đầy đủ. Việc tháo chiếc ủng bên trái trước là nguy hiểm vì anh chồng có quyền rút cái roi dấu trong ủng ra mà đập cô vợ. Chiếc roi là tượng trưng cổ xưa cho quyền lực của người chồng. Nó được bố cô dâu tặng cho chàng rể tương lai trước đó. Còn áo ngoài chàng rể sẽ tự cởi lấy. Lúc này khách khứa sẽ rời phòng tân hôn, chỉ còn lại những người gần gũi nhất là vị pháp sư - “ con người lịch lãm” và ông mối bà mai. Họ giúp cô dâu cởi quần áo, chỉ để lại áo sơmi. Cô dâu dìu chồng nằm lên giường rồi mời nằm vào bên cạnh. Ông mối bà mai vui vẻ nói lời ràng buộc họ đồng thọi nhảy múa quanh giường. Vị pháp sư - “con người lịch lãm” lần cuối cùng đi quanh cặp vợ chồng trẻ lẩm bẩm đọc thần chú và kết thúc bằng câu “Lời ta nói chắc chắn. Cầu Trời cho các ngươi có lương tâm, tình yêu và hạnh phúc ngập tràn”. Thế rồi họ để cặp vợ chồng mới lại cho tới sáng hôm sau. Ngoài kia người ta tiếp tục vui vẻ tiệc tùng. Giai đoạn quan trọng nhất trong ngày thứ hai của lễ cưới là tiết mục “lật tẩy”. Tập quán đòi họi cô dâu sự vẹn toàn trinh trắng (trước khi làm vợ - ND). Sáng ra ông mối bà mai và khách khứa nhất thiết đòi cho họ xem tấm ga trải giường. Ở chỗ khác ông mối bà mai lưu ý đến một dấu hiệu đặc biệt là miếng bánh mì mà cô vợ đưa cho chồng nếu nó cứng queo thì có nghĩa là cô ấy đã thất tiết trước, nếu mềm dẻo thì ông mối bà mai chẳng có gì phải kiểm tra. Có khi người ta biết được là cô gái đã mất trinh trước khi lấy chồng thì chàng phù rể bê đến cho mẹ cô dâu rượu nho trong một cái bình tồi tệ thủng một lỗ mà anh ta đút ngón tay vào. Khi bà kia đón lấy thì cùng là lúc rượu phọt ra. Có khi người ta mang tới trước mặt bố cô dâu một cái chậu xấu xí. Như thế là nhục nhã. Bố mẹ cô dâu, nhất là bà mẹ phải chịu trách nhiệm về trinh tiết của cô ấy. Đôi khi người ta không mời bố mẹ cô dâu tới trong ngày đầu của hôn lễ. Ngày thứ hai mới gửi “đoàn tàu” tới đón họ, nếu bờm ngựa tết dải màu đề và trên vòng cổ ngựa có chiếc khăn trùm đầu thì nghĩa là mời việc ổn thọa. Nếu bờm ngựa tết dải màu xanh, trên vòng cổ ngựa không có khăn thì không có gì tốt đẹp hay ho cho bố mẹ cô dâu. Tục “lật tẩy” được thực hiện không phải vì sự hiếu kì của họ hàng. Truyền thống cưới xin bảo tồn tập quán lâu đời của tổ tiên, trong đó đêm tân hôn của cặp vợ chồng trẻ tượng trưng cho sự thanh khiết của trời đất của thiên nhiên trước khi thực hiện sự sinh sôi nảy nở. Cô gái của trái đất cần phải trinh trắng như cô dâu Mặt Trời hay như nữ thần tình yêu Lađa mãi mãi tươi trẻ. Chắc rằng ở thời xa xưa sự trinh trắng đó của cô dâu có ảnh hưởng tới vụ thu hoạch mùa màng trong năm đó, và nói chung ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và sự sinh con đẻ cái. Bởi vậy phong tục tập quán trong nhân dân mới nghiêm khắc như vậy. Ngày thứ hai của lễ cưới gọi là ngày “cỗ lớn”. Buổi trưa người ta lại dọn đại tiệc như hôm trước, việc trao đổi quà cáp diễn ra xung quanh bàn cỗ lớn. Chàng phù rể kiểm tra quà cưới của cô dâu và đếm các món. Tổng số quà là một số lẻ được coi là may mắn. Ngày cưới thứ ba của lễ cưới gọi là ngày “cỗ bánh”. Đó là ngày mà ai còn muốn tiếp tục quan hệ bạn bè với cặp vợ chồng mới thì đến. Cô vợ trẻ phải tự làm thức ăn đãi khách, món ăn chủ yếu là bánh trái. Căn cứ vào chất lượng bánh người ta đánh giá tài khéo tay, tài nấu nướng của cô dâu. Một cuộc thử thách nữa đối với cô vợ trẻ là lần đầu quét nhà cho sạch rác. Việc đó không dễ vì khách khứa chủ trương bày thêm rác. Cô dâu phải nhẫn nại hoàn thành công việc không được cáu bẳn dù có khó khăn tới mức nào! Và vậy là cuộc thử thách vui nhộn cũng đã qua. Cặp vợ chồng mới lại tiếp đãi khách và đám cưới vui vẻ, no nê và say sưa lại tiếp tục. Sau ngày “cỗ bánh” bắt đầu một cuộc sống bình thường. Đây là một đoạn trong bài viết kể về Vodka của một chàng trai đang sống và học tập tại Nga , qua lời kể cho ta thấy vodka đối với mọi người hấp dẫn như thế nào ! Chắc là do hương vị độc đáo đặc trưng của mình mà vodka trở nên nổi tiếng như vậy, nhưng có lẽ vodka càng trở nên nổi tiếng hơn khi được nhà văn Honore de Balzac nhắc đến. "водка" là bắt nguồn từ chữ "вода" mà ra, gọi nước một cách trìu mến.
............................
Nước mắt chim câu: Vodka Ở Nga, uống quan trọng hơn ăn! Cách đây cả ngàn năm, khi nước Nga còn là những…bộ lạc, công tước Nga Vladimir đứng trước sự lựa chọn đạo giáo chính thống: đạo Thiên chúa hay đạo Hồi? Công tước đã không chọn đạo Hồi vì…đạo Hồi cấm rượu, mà nước Nga là đất nước của những người uống. Ở Nga, có ba loại tiền thông dụng là rub, dollar và vodka. Đôi khi người ta chuộng nhận loại tiền thứ ba hơn vì có thể dùng được ngay; cầm rub với dollar rốt cục cũng chỉ để mua vodka. Ở Nga, phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất là vodka. Khi đến thăm người bạn Nga, nên rủ thêm chai vodka cùng đi. Nếu trước mặt hai người là chai vodka, có lẽ mọi chuyện sẽ được giải quyết. Đến làm khách, nếu bạn không uống, người bạn Nga sẽ nhìn bạn đầy xót thương vì bạn chê vodka có nghĩa là bạn có bệnh nặng - dạng loét dạ dày hay ung thư gì đó. Dân Nga căm thù nhất là phải uống một mình, chỉ có bọn nghiện rượu hay bị SIDA hay SARC giai đoạn cuối gì đấy mới uống một mình. Một người tỉnh táo, trước khi thấm ướt cổ họng phải kiếm bạn rượu. Ở Nga, khi đi đường, rất có thể bạn được mời làm “người thứ ba” (Третьим будешь?). Ở Việt nam có câu “Chè tam, rượu tứ, du hành nhị” nhưng ở Nga, vodka thường là tam. Ba người là con số lý tưởng để làm đối trọng với một chai vodka nửa lít. Ba người có thể là hoàn toàn không quen biết nhau chung tiền mua một chai và mỗi người được một cốc hơn 150 gram. Uống ba người vui hơn vì có tận ba ý kiến khác nhau, hai người cãi nhau thì có một người can, một người say sẽ có hai người đỡ hai bên. Vodka hay được nhắm với dưa chuột muối, nếu có thêm chai nước suối (để chống giật) hay lát bánh mỳ đen (để sau khi làm một hơi đưa bánh mỳ lên mũi hít hít)…thì tốt. Vodka uống ngon nhất là khi để trong ngăn đá tủ lạnh đến khi thành chai có lớp tuyết mờ mờ. Không nên pha trộn vodka lung tung (trừ lúc dỗ gái uống vodka), vodka (và không chỉ vodka) phải uống nguyên chất mới ngấm hết cái vị của nó. Thế nào là vodka ngon? Là vodka uống vào êm và càng uống càng thấy mềm môi, ngọt lừ; uống cả chai cũng không thấy đau đầu. Vodka đúng với nghĩa của nó được nấu từ lúa mạch. Vodka nếu nấu từ táo được gọi thành kanvados (thứ đồ uống yêu thích của các nhân vật trong tiểu thuyết Remaque). Vodka nếu nấu từ gạo được gọi là rượu gạo hay sake. Nồng độ cồn trong vodka chuẩn nhất phải là 40 độ, đây là phát kiến vĩ đại của nhà bác học Nga Mendeleev (có khi còn có ý nghĩa hơn phát kiến Bản tuần hoàn hoá học). Ở Nga, dân quê thường tự nấu vodka, gọi là samogon. Về nguyên tắc, samogon được nấu từ lúa mạch nhưng dân Nga (yêu nước mắt chim câu và giàu sáng tạo) từ khoai tây, từ đường, từ củ cải... đều có thể nấu thành samogon hết… Samogon có vị kinh khủng và uống vào, đầu thường đau như búa bổ nhưng đã gọi là "người dùng có kinh nghiệm" thì không xá gì ba cái chuyện lẻ tẻ ấy. Ở Nga, biết uống vodka là niềm tự hào lớn lao, mỗi người dân Nga chân chính đều mơ ước có thể uống nhiều mà không say. Tổng thống Nga một thọi – Yelsin được ưa chuộng một phần vì biết uống! "
Đôi điều về bánh xèo Nga – blin (блин) và lễ tiễn đưa mùa đông
Nước Nga bắt đầu tuần lễ maslenhitxa (масленица) truyền thống vào ngày 27/2. Trang web chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một bài viết về dịp lễ này và một thuộc tính không thể thiếu của tuần lễ maslenhitxa – chiếc bánh xèo Nga tức bánh blin (блин). Bánh xèo có thể coi như tấm cạc – vi dít của ẩm thực Nga. Đó không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là vật không thể thiếu được trong nhiều lễ nghi của người Nga. Người ta cho rằng những chiếc bánh làm từ bột chua đầu tiên gần giống như bánh xèo đã có mặt ở Ai cập khoảng 4 - 5 ngàn năm trước. Trong các nấm mộ của các pha-ra-ôn các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một bức tranh, trên đó vẽ lò nướng bánh của người Ai cập cổ. Có lẽ những người Ai cập cổ đã cho thêm men bia – đã được biết từ thời đó vào bột bánh, và đã xuất hiện “điều kỳ diệu”: bột bánh dậy lên trông thấy. “Bánh xèo đỏ và nóng như mặt trời rực lửa – đó là những hồi ức về những lễ vật dâng lên những thần linh hùng mạnh. Bánh xèo là biểu tượng của Mặt trời, của những ngày tươi đẹp, những mùa màng no đủ, những đám cưới sung túc và những đứa trẻ khỏe mạnh” – nhà văn Nga nổi tiếng Alekxandr Ivanovich Kuprin đã viết như thế về những chiếc bánh xèo Nga. Bánh xèo đi theo người Nga từ khi sinh ra (người ta cho sản phụ ăn bánh xèo để sinh nở mẹ tròn con vuông) cho đến tận lúc xuống mồ (trong lễ tang cũng luôn luôn có bánh xèo người ta đem chiếc bánh xèo đầu tiên cho những người ăn mày, để những người này tưởng nhớ đến người đã khuất). Từ thời xa xưa những người Sla-vơ cổ đã coi bánh xèo là món ăn nghi lễ. Nhưng trước hết bánh xèo là món ăn không thể thiếu được trong lễ tiễn đưa mùa đông của người Nga – maslenhitxa (масленица), ngọn cờ ngon lành của ngày lễ mùa xuân này. Người Nga có biết bao nhiêu thành ngữ, tục ngữ về bánh xèo – “Trong tuần lễ tiễn đưa mùa đông thì những chiếc bánh xèo bay lên trần nhà”, “Không có bánh xèo thì không còn là maslenhitxa”, “Không phải sống bình thường, mà như là maslenhitxa tưng bừng” “Dù có cầm cố cả gia sản cũng phải lo cho maslenhitxa”… Người dân Nga gọi maslenhitxa là vui vẻ, là chơi bời, là tưng bừng, là người em gái xứng đáng của ba mươi người anh, là cháu gái của ba mươi người bà, là con gái của ba người mẹ. Đó là ngày lễ tưng bừng, cuộc ăn uống phè phỡn trước dịp ăn kiêng lớn trước ngày lễ Phục sinh.
Ngày lễ maslenhitxa. Tranh của họa sĩ B.Kustodiev
Mỗi ngày của tuần lễ maslenhitxa có tên riêng. Ngày thứ hai của tuần lễ là ngày Gặp mặt, ngày thứ ba là ngày Chơi đùa, ngày thứ tư – Ăn uống, ngày thứ năm – Chơi bời, ngày thứ sáu – Buổi chiều của bà mẹ vợ, ngày thứ bảy – các cô con dâu ngồi túm tụm, còn ngày chủ nhật là Ngày tiễn đưa. Từ ngày thứ tư là bắt đầu maslenhitxa tưng bừng, tức là tất cả được lệnh “ăn đến no cành hông, uống đến say mềm, hát đến khản giọng, nhảy múa đến kiệt sức”. Theo tục lệ, ngày thứ sáu những người vợ trẻ mời bố mẹ mình dạy bảo điều hay ý đẹp. Lời mời này là vinh dự lớn cho các bậc cha mẹ, và do đó tất cả mọi bà con họ hàng hàng xóm đều biết cả. Chính việc bỏ qua chàng rể trong truyền thống này đã làm cho người con rể không thoải mái gì mấy, và có thể chính điều này đã gây nên những mầm mống của cuộc xung đột vĩnh viễn giữa mẹ vợ và chàng rể. Tuy nhiên từ chiều thì bà mẹ vợ đã phải cho đưa đến nhà cặp vợ chồng trẻ các dụng cụ để đổ bánh xèo: chảo, xoong và môi múc bột. Ông bố vợ thì gửi đến bột và hộp bơ. Ngày xưa người dân Nga làm bánh xèo từ nhiều loại bột khác nhau: bột tiểu mạch, kiều mạch, bột tấm kiều mạch, bột kê, bột đại mạch và cả bột đậu nữa. Không phải ngẫu nhiên mà từ блин lại có nghĩa đen là “được làm từ thứ đã giã” (tức bột)
Món bánh xèo truyền thống của Nga được làm từ bột kiều mạch. Loại bánh xèo làm từ bột mì tiểu mạch không làm có độ xốp như bột kiều mạch. Ngoài ra, bánh xèo làm từ bột kiều mạch còn có vị hơi chua rất ngon. Loại bánh xèo này được làm như thế này: 2 cốc bột kiều mạch, 2 cốc sữa, 30 g men và muối. Bột bánh được làm từ khoảng 2 – 3 giờ trước khi đổ bánh. Bột được hòa trong sữa ấm, hay trong nước ấm với chút muối và men đã hòa tan trong một ít sữa, rồi tất cả được để vào chỗ ấm. Khi bột đã dậy men thì người ta sẽ không đảo bột và rán bánh xèo trên một chiếc chảo nóng đã bôi dầu. Bánh xèo được dọn cùng với bơ, smetana, trứng cá, cá trích ít muối hay cá tươi, với mứt hoa quả và mật ong. Người ta còn ăn bánh xèo kiều mạch với dầu ăn nữa. Ngày nay thì những chiếc bánh xèo tiểu mạch cũng khá phổ biến. Các bà nội trợ còn làm những chiếc bánh ngày lễ trang trọng từ bánh xèo này với trứng cá đen. Cần có 3 cốc sữa, 2 cốc bột, 1 quả trứng, muối, đường, dầu ăn, sô đa được trộn với một chút dấm, 2 hộp trứng cá đen, bơ. Từ bột bánh này người ta rán những chiếc bánh xèo bình thường, phết bơ lên bánh xèo rồi để một lớp trứng cá đen lên mỗi chiếc bánh xèo. Sau đó để bánh chồng lên nhau, rồi trang trí bằng rau thơm hoặc một lớp mayonnaise dầy. Từ những chiếc bánh xèo này còn có thể làm loại bánh maxlenitxa truyền thống trong các dịp maslenhitxa “kurnik” (курник). Bột bánh cần có 1 lít sữa, 4 quả trứng, 450 g bột mì, 50 g dầu ăn, muối và đường. Để làm nước xốt cần có một cốc nước dùng gà, 200 g váng sữa béo, 50 g bơ tươi và 50 g bột mì, một bó nhỏ rau thơm mùi tây. Để làm nhân bánh cần có 1 con gà, 500 g nấm champignon tươi, 500 g gạo nấu, 3 quả trứng luộc. Ngoài ra cần thêm 500 g bột xếp nhiều lớp slaonưi (слоеный) và một quả trứng sống. Trứng gà sống đánh với muối và đường, sau đó cho thêm sữa, dầu ăn và bột. Từ hỗn hợp này rán thành những chiếc bánh xèo trên chảo nóng. Để làm nước xốt thì cần đun sôi nước dùng gà, cho thêm váng sữa và bột đã đảo với dầu ăn trên bếp. Nấu hỗn hợp này đến khi đặc, thường xuyên khuấy đảo. Khi bột đã đặc thì nhắc xuống bếp và cho thêm rau thơm cắt nhỏ. Nấm rán sơ, trộn với gạo luộc và một nửa chỗ nước xốt mà chút muối. Thịt gà luộc xay nhỏ và cho thêm một nửa chỗ nước xốt còn lại, muối tiêu vào thịt gà. Bột slaionnưi cán thành lớp dày 0,5 cm, cho vào chảo có thành cao, cắt lại chỗ bột thừa. Để một chiếc bánh xèo vào đáy, rồi để lên đó một lớp nhân nấm, rắc trứng luộc thái nhỏ và để một chiếc bánh xèo khác lên trên. Lại để một lớp nhân gà rồi lại để thêm một chiếc bánh xèo nữa lên, cứ thế cho đến hết. Từ chỗ bột xếp nhiều lớp slaonưi còn lại cắt một hình tròn đường kính khoảng 25 cm và đậy lên chỗ nhân bánh. Chiếc bánh kurnik này được bôi trứng xung quanh rồi cho vào lò nướng nhiệt độ 200°C và nướng đến khi bánh có lớp vỏ vàng (khoảng 15-20 phút). Ngày lễ maslenhitxa trước kia luôn đi kèm với những hội hóa trang vui vẻ, vật, trượt tuyết. Trước kia dân gian gọi ngày lễ này là ngày maslenhitxa “tưng bừng, say sưa”. Ngày nay thì ngày lễ đã mất đi ý nghĩa nghi lễ của mình và trở thành một nghi thức biểu tượng của việc tiễn đưa mùa đông và đón mùa xuân về. Nhưng những chiếc bánh xèo Nga thì vẫn có mặt trong mỗi căn nhà như trước kia, và không chỉ trong ngày lễ maslenhitxa.
Nhà thờ Vaxili khổ hạnh ở Nga
Nước Nga ăn mừng chiến thắng. Thành Ca dan đã bị chiếm: đó vốn là bàn đạp kẻ thù dùng để tiến công nước Nga. Người ta quyết định ghi lại sự kiện đó bằng cách dựng lên Ở quảng trường của thủ đô thột ngôi đền tưởng niệm. Đó là nhà thờ Pôcơtôpxki, sau này được gọi là nhà thờ Vaxili khổ hạnh (gọi theo tên một người Matxcơva có tính tình kỳ dị chôn ở đấy). Có ai từ ghế nhà trường không biết lời so sánh: kiến trúc là âm nhạc thể hiện trong đá . Ngôi nhà thơ trên Hồng trường Matxcơva là một diệu nhạc vui do một dàn nhạc lớn dân gian trình diễn. Đó là một điệu nhạc mà cả âm thánh và lời ca đều thật sự dân gian Thật là đáng ngạc nhiên khi biết rằng một công trình đầy lạc quan như vậy lại được xây dựng vào thời kỳ khắc nghiệt của I van Lôi dế. Trong một thời gian ngắn, từ 1555 đến 1560, hai nhà kiến trúc là Barma và Pôxtơnhich đã xây nên kỳ quan này. Tiếc rằng chúng ta biết quá ít về các tác giả của công trình tuyệt diệu. Hơn nữa, một số nhà sử học lại còn cho rằng đằng sau hai cái tên ấy chỉ là một người thôi. Nhà thờ Pôcơrôpxki không phải chỉ là thể hiện cá tính sáng tạo của một nghệ sĩ mà còn là nơi quy tụ độc đáo những nét ưu tú nhất của nền kiến trúc dân gian Nga. Ngôi nhà thờ này dược xây dựng bằng gạch, chỉ có tầng hầm dưới cùng và một số chi tiết trang trí là làm bằng đá trắng. Tuy vậy ngay cả người không am hiểu gì lắm về kiến trúc cũng có thể đoán nhận ra thông qua các chi tiết hay cả diện mạo công trình những nét dáng của nền kiến trúc gỗ Nga, những mẫu mực của loại kiến trúc này lưu lại không nhiều. Các cuộc tiến công của quân thù, có nghĩa là các vụ hỏa hoạn, các thiên tai đã không thương tiếc gì những công trình bằng gỗ của các thợ người Xlavơ. Cấu trúc của nhà thờ Vaxili khổ hạnh tuân theo một lô gích nghiêm ngặt đáp ứng được yêu cầu quốc gia trở thành công trình tưởng niệm chiến thắng Ở Cadan. Các nhà kiến trúc đã phải xây dựng một khối nhà 8 nhà thờ riêng biệt tượng trưng cho các ngày của các trận quyết chiến để giành thủ đô của vương quốc Cadan. Người ta đã tìm ra một giải pháp mà trước đó không một người thợ đá chuyên nghiệp Nga nào đã áp dụng, một cấu trúc phức tạp được xây dựng nên: Ở giữa bốn nhà thờ hình cột cao, người ta xây bốn nhà thờ thấp hơn. Và tất cả các nhà thờ đó ôm lấy cái thứ chín (cái chính), vươn cao hơn rất nhiều so với mọi cái. Ở những nhà thờ thấp vòm mái nặng và được trang trí kỹ lưỡng. Mái nhà thờ chính thì nhẹ nhàng, ngay ngắn và vươn thẳng lên trời. Vậy là ở phía nam của quảng trường chính, thành phố đã không phải chỉ có đơn giản một nhà thờ thực ra là không lớn mà là một "thành phố bằng đá" đầy sức gợi cảm đã bao thế kỷ nay làm vui mắt, làm ngạc nhiên hàng triệu người đến thăm trung tâm Matxcơva.
Đôi điều về rượu vodka Nga
Hơn 500 năm trước đây, các giáo sĩ của tu viện Chuđov, tọa lạc trên vùng đất, nay là điện Kremli, đã chế ra một loại nước uống mà sau này người ta thường gọi là vôtca. Từ đó đến nay, thứ nước uống đó của dân tộc Nga đã phổ biến rộng rãi khắp thế giới. Năm 1386, lần đầu tiên, các thương gia người Ý đã mang từ Giênơ vào Nga một loại rượu nho, gọi là aqua vitae. Nhưng người Nga không thích thứ nước uống ngoại quốc ấy. Hơn thế nữa, loại rượu này còn bị cho là độc hại và bị cấm nhập khẩu. Khoảng 100 năm sau, vào cuối thế kỷ 15, người Nga đã biết chế ra rượu bằng các nguyên liệu sẵn có của mình. Ngày xưa, người ta cất rượu vôtca bằng nước lấy từ sông Maxcơva. Hiện nay, đó là điều không thể chấp nhận được, vì nước sông đã bị ô nhiễm. Các nhà máy rượu đương đại lấy nước mạch từ lòng đất - đó là một loại nước đặc biệt, làm cho vôtca Nga có mùi vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được. Ngoài ra, để sản xuất vôtca, người Nga chỉ sử dụng thứ cồn cất từ hỗn hợp các loại ngũ cốc, trong đó, thành phần quan trọng nhất là lúa mạch. Điều làm cho vôtca Nga có tính chất khác biệt so với các loại rượu trắng của các nước khác là độ tinh khiết của rượu, mà đến cuối thế kỷ 18 người Nga đã đạt được bằng phương pháp lọc rượu nhiều lần. Dĩ nhiên, việc lọc nhiều lần làm cho giá thành rượu tăng lên. Tuy nhiên, nhưng chủ nhân giàu có của các xưởng chế biến rượu không hề ngần ngại điều này. Trong các trang viên mênh mông của mình, các vị điền chủ Nga xây những lò nấu rượu lớn và thường lọc rượu tới hai, ba lần. Người ta dùng sữa, lòng trứng trắng và nhiều chất phụ gia khác để lọc vôtca. Dần dần, xuất hiện nhiều loại vôtca khác nhau, nhiều đến nỗi, để gọi tên các loại vôtca này, người Nga phải sử dụng hầu hết các chữ cái trong bảng alfavit, từ vôtca anitxcaya (rượu anit) cho đến vôtca yablochnaya (rượu táo). Về chất lượng, vôtca Nga tuyệt hảo đến nỗi Nữ hoàng Êcaterina Đệ Nhị thường gửi thứ rượu độc quyền này để biếu vua chúa các nước châu Âu, và tặng văn sĩ Pháp Volte, “người bạn tâm tình qua những bức thư” của mình. Đến cuối thế kỷ 19, vôtca Nga được đưa vào sản xuất công nghiệp và trở thành một ngành kinh tế đáng kể. Vào thời kỳ này đã xuất hiện mộ số “vua rượu”. Đó là những nhà doanh nghiệp Nga lừng danh như anh em nhà Xmirnof, Surtov, anh em nhà Elixeev…Họ là các nhà cung cấp rượu cho Hoàng gia Nga và triều đình nhiều nước châu Âu. Các nhà sản xuất này tự hào ghi trên nhãn hiệu vôtca của mình các tước vị cao quý đó. Nhà hóa học nổi tiếng người Nga Mendeleev đã có vai trò rất lớn trong việc xác định công thức chế tạo vôtca. Năm 1865, trong bản luận án tiến sĩ của mình, ông đã đưa ra tỷ lệ tối ưu của vôtca là 60% nước và 40% cồn. Thế kỷ 20 đã để lại dấu ấn của mình trong lịch sử phất triển rượu vôtca. Dưới thời Xô viết đã xuất hiện nhiều mác rượu vôtca mới như Maxkovxkaya, Xtolichnaya, Ruxxkaya, Kubanxkaya, Xtarka, Zubrovka, Perxovka, Psenixkaya, Xibirxkaya. Riêng loại Xibirxkaya thì có nồng độ cao hơn cả - 45%. Một loại rượu nổi tiếng và được ưa chuộng như vậy, dĩ nhiên là nhiều nơi trên thế giới đua nhau sản xuất. Họ làm cho công thức của vôtca bị biến đổi, vì vậy, chất lượng rượu giảm sút. Dĩ nhiên, nước Nga luôn chú ý đấu tranh bảo vệ thương hiệu vôtca của mình. Hội đồng bộ trưởng Nga đã thông qua nghị quyết nêu rõ 17 mác rượu vôtca, trong đó có các loại Maxkovxkaya, Xtolichnaya, Ruxxkaya là thuộc bản quyền nhà nước Nga. Hiện nay, các thương hiệu này được bảo vệ như những tài sản quốc gia. Và độc quyền này của nước Nga đã được tòa án quốc tế Lahay khẳng định.
Rượu vodka trong lòng người Nga
Ở một đất nước thích kỷ niệm chiến thắng, cuộc chiến năm 1373 thường bị bỏ qua. Bởi đó là thời điểm mà người Nga uống đến bí tỉ, khi quân Tatar xuất hiện và đánh thắng chớp nhoáng. Những người Nga say xỉn đã bị quẳng xuống một dòng sông có tên Reka Pianaya – dòng sông Say. Nói rằng rượu đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Nga không phải là quá lời. Nó đã từng làm hỏng chiến lược của các vị tướng, nhụt chí các sa hoàng. Thời hiện đại, nó khiến bao thế hệ người Nga lên Thiên đàng trước tuổi. Nhưng đối với người dân nước này, đó còn là một mối dây gắn bó trong xã hội trải rộng trên hai châu lục, góp một phần linh hồn của người Nga: sự hiếu khách, tình bạn và lòng tin. Vì vậy, ở Saint Petersbourg, một viện bảo tàng đã được thành lập chỉ dành cho loại rượu Nga được ưa chuộng nhất trong các đồ uống của nước này. Bạn sẽ bước vào cuộc hành trình tìm hiểu tâm lý của người Nga. Mừng cho tình yêu cuộc sống, bạo lực, lòng kiêu hãnh về sự thành thạo và sáng tạo, người ta đều dùng đến vodka cả. “Cả lịch sử nền văn hoá Nga đều gắn liền với vodka”, Sergei Chentsov, một trong những người thành lập viện bảo tàng phát biểu. "Đã có viện bảo tàng cho rượu cognac của Pháp, có viện bảo tàng cho rượu whisky. Trong khi đó, rượu vodka nổi tiếng ít ra cũng bằng như vậy, nếu không phải là hơn, và có cả một lịch sử đồ sộ”. Phần đông người Nga đều uống ruợu vodka và uống rất nhiều. Khách đến nhà hiếm khi nào lại không được mời một ly, cùng bánh mỳ nâu và dưa chua. Đừng có từ chối, nếu không bạn sẽ làm mếch lòng chủ nhà đấy. Mặc dù bia đang ngày càng trở nên phổ biến, người ta thường chỉ coi nó là thứ đồ giải khát và không thể đọ nổi với vodka. Dân Nga cho rằng vodka có những công dụng y dược. Các ông bố bà mẹ thì dấp bông vào vodka để đắp lên trán con để làm dịu cơn sốt hay chữa chứng đau tai. Vodka với tiêu - công thức trị bệnh cảm lạnh cho người lớn, vodka với muối để đối phó với cơn đau bụng. Một số nhà khoa học hạt nhân thậm chí còn uống nó để tránh tia phóng xạ. Những người khác uống vodka để quên đi niềm khổ đau. Nhưng vodka, một biến thể của từ “nước” trong tiếng Nga, cũng đã trở thành một cuộc khủng hoảng của đất nước. Một nhà nghiên cứu thuộc chính phủ ước tính mỗi người Nga điển hình uống khoảng 180 chai rượu vodka hàng năm, hay hai ngày hết gần một chai. Alexander Nemtsov, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện tâm thần, Bộ Y tế, bình luận: “Đây là một trong những vấn đề lớn, nếu không nói là lớn nhất, ở đất nước này”. Bảo tàng mới mở ở St.Petersb
|