HANU
 
 
Picture of Nguyễn Huy Cường
Tiếng Nga tại Việt Nam hiện nay...
by Nguyễn Huy Cường - Saturday, 9 June 2012, 11:57 PM
 
Báo cáo "Tiếng Nga trên thế giới" của Bộ ngoại giao Nga năm 2003 - phần về tình hình ở Việt Nam.

В стране сохраняется тенденция уменьшения числа изучающих русский язык. В отношении общего количества владеющих русским языком в СРВ можно ориентироваться на цифру не менее 150 тыс. человек, которые получили высшее и средне-специальное образование в СССР и России, изучали язык в учебных заведениях СРВ, а также работали на различных предприятиях Советского Союза.

Преподавательский состав на сохранившихся кафедрах русского языка в высших учебных заведениях СРВ представлен в основном лицами, обучавшимися до 1990 года в Советском Союзе. Только единицы из них прошли затем различные курсы усовершенствования в Российской Федерации. Российских преподавателей, несмотря на неоднократное подчёркивание вьетнамской стороной заинтересованности в них, в настоящее время в СРВ нет.

Фактически единственным центром, способствующим популяризации русского языка в СРВ, является филиал института русского языка им. А.С.Пушкина в Ханое, который был создан в соответствии с межправительственным соглашением в 1983 году. С 1992 года деятельность филиала финансируется только вьетнамской стороной.

По состоянию на 1 октября 2002 года число изучающих русский язык в СРВ составляет около 0,03% от общего числа школьников и студентов.

В Ханое русский язык изучают в двух общеобразовательных учреждениях: спецшколе "Ханой-Амстердам" и спецшколе при Педагогическом институте иностранных языков.

Практически не изучается русский язык на юге страны.

В системе высшего образования русский язык преподается на соответствующих факультетах и кафедрах в Ханойском институте иностранных языков, Институте внешней торговли, Институте международных отношений, Политехническом институте, Педагогическом институте иностранных языков при национальном университете (на факультете русского языка и русской культуры), Педагогических институтах городов Тхайнгуен, Хюе, Дананг, Педагогическом институте и Университете гуманитарных наук г.Хошимина. Ежегодно выпускается около 400 специалистов русского языка. Сохранился порядок сдачи зачёта по русскому языку в рамках кандидатского минимума для аспирантов.

Выпущены новые учебники русского языка для 6, 7 и 8 классов, экспериментальное обучение по которым началось в 2002 году в соответствии с проводимой реформой образования.

В июле 2002 года в соответствии с соглашением между Московским энергетическим институтом и Вьетнамским национальным университетом в Ханое создан Международный российско-вьетнамский факультет. Обучение планируется проводить на русском языке. Это первый подобный проект в области образования. Несмотря на платную основу обучения программа имеет хорошие перспективы. Вьетнамская сторона заинтересована также в заключении аналогичных соглашений с другими учебными заведениями Российской Федерации.

Ситуация с изучением русского языка во Вьетнаме в современных условиях напрямую зависит от состояния российско-вьетнамских отношений и, в первую очередь, в торгово-экономической сфере. Их поступательное развитие способно повысить интерес к изучению русского языка в СРВ.



Tại VN đang bảo lưu nhịp độ giảm số người học tiếng Nga. Tính chung về những người nắm vững tiếng Nga ở CHXHCN VN có thể nêu con số không dưới 150 nghìn người đã nhận được trình độ đại học và cao đẳng ở Liên Xô và Nga, đã học tiếng Nga ở các trường VN, cũng như những người đã từng làm việc ở các xí nghiệp của Liên Xô.
Các giáo viên dạy môn tiếng Nga tại các trường đại học của CHXHCN VN hiện nay chủ yếu là những người đã từng học ở Liên Xô trước năm 1990. Chỉ một bộ phận trong số này sau đó đã qua các khóa nâng cao trình độ tại Liên bang Nga. Dù rằng phía VN nhiều lần khẳng định sự quan tâm của họ, nhưng hiện tại, ở CHXHCN VN không có giáo viên người Nga.
Trên thực tế, trung tâm duy nhất có khả năng phổ biến tiếng Nga ở CHXHCN VN, là Phân viện tiếng Nga mang tên A.S.Pushkin ở Hà Nội, cơ sở đã được thành lập theo Hiệp định liên chính phủ năm 1983. Từ năm 1992, chỉ có phía VN cấp kinh phí cho Phân viện này.
Theo thống kê ngày 1 tháng 10 năm 2002, con số người học tiếng Nga ở CHXHCN VN chiếm gần 0,03% tổng số học sinh sinh viên toàn quốc.
Tại Hà Nội, môn tiếng Nga được dạy tại hai trường phổ thông, là trường chuyên "Hà Nội-Amsterđam" và trường chuyên ngữ thuộc trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Tại miền Nam nước này hầu như không dạy và học tiếng Nga.
Trong hệ thống đại học, tiếng Nga được dạy tại các Khoa và bộ môn tương ứng ở trường ĐH ngoại ngữ, ĐH Thương mại, ĐH quan hệ quốc tế, ĐH bách khoa, ĐH sư phạm ngoại ngữ thuộc ĐHTH quốc gia (khoa Tiếng Nga và văn hóa Nga), ĐH sư phạm các thành phố Thái nguyên, Huế, Đà nẵng, ĐH sư phạm và ĐHTH nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm có gần 400 chuyên gia tiếng Nga tốt nghiệp. Vẫn duy trì thể lệ thi môn tiếng Nga trong phạm vi các môn thi tối thiểu đối với nghiên cứu sinh.
Đã phát hành các sách dạy tiếng Nga giành cho lớp 6, 7 và 8, thí nghiệm giảng dạy từ năm 2002 trong thích ứng với việc tiến hành cải cách giáo dục.
Tháng 7 năm 2002 theo hiệp định giữa ĐH năng lượng Mát-xcơ-va và ĐH quốc gia VN ở Hà Nội đã thành lập khoa quốc tế Nga-Việt nam. Việc giảng dạy dự định thực hiện bằng tiếng Nga.Phía VN cũng quan tâm đến ký kết hiệp định tương tự với các cơ sở đào tạo khác của Liên bang Nga.
Trong những điều kiện hiện thời việc nghiên cứu tiếng Nga ở VN phụ thuộc trực tiếp vào thực trạng quan hệ Nga-Việt nam, trước hết là quan hệ trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Từng bước phát triển các quan hệ này có khả năng nâng cao mối quan tâm đến việc học tiếng Nga ở CHXHCN VN.

http://dipkurier.narod.ru/glavdip/doklad5.htm