HANU
 
 
Picture of Nguyễn Huy Cường
KẾ HOẠCH CHO CÂU LẠC BỘ TIẾNG NGA CỦA KHOA NGA ĐẠI HỌC HÀ NỘI
by Nguyễn Huy Cường - Saturday, 2 June 2012, 09:16 AM
 

KẾ HOẠCH CHO CÂU LẠC BỘ TIẾNG NGA CỦA KHOA NGA

ĐẠI HỌC HÀ NỘI

Điều 1. Tên gọi, mục đích, chức năng của Câu lạc bộ

• Tên gọi: Câu lạc bộ tiếng Nga Trường Đại học Hà Nội
• Tên tiếng Nga:
Клуб русского языка при ханойском университете
• Địa điểm sinh hoạt: Khoa Nga - Trường Đại học Hà Nội

1.1. Mục đích của Câu lạc bộ:
• Xây dựng môi trường tiếng để sinh viên khoa Nga của trường Trường Trường Đại học Hà Nội, những người học tiếng Nga và yêu thích tiếng Nga có thể sử dụng tiếng Nga và thực hành những kỹ năng ngôn ngữ được học một cách tự nhiên và hào hứng.
• Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về khả năng tiếng Nga thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ
• Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Nga cho những người yêu thích tiếng Nga h, muốn rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Nga làm công cụ giao tiếp.
• Xây dựng một địa chỉ tư vấn phương pháp học và rèn luyện tiếng Nga cho SV trong trường, và là nơi SV trao đổi những nội dung mang tính chất tiếng Nga chuyên ngành của các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khác nhau.
• Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi, và bổ ích, thu hút đông đảo SV tham gia, góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt tập thể cho sinh viên.

1.2. Chức năng của Câu lạc bộ:
• Câu lạc bộ tiếng Nga hoạt động trong lĩnh vực rèn luyện, học tập tiếng Nga, những hoạt động có mục đích khác không nằm trong lĩnh vực hoạt động của Câu lạc bộ.
• Tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, vui chơi lành mạnh, giao lưu văn hoá văn nghệ, tổ chức các cuộc thi, các ngày hội văn hoá liên quan tới tiếng Nga.
• Bảo đảm mục đích của Câu lạc bộ trong suốt quá trình hoạt động và phát triển.

Điều 2. Hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Nga.

2.1. Nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Nga.
• Câu lạc bộ tiếng tiếng Nga hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt động, và quản lý tập trung.
• Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, nhưng chịu sự quản lý, giám sát và quyết định trực tiếp của Lãnh Đạo Khoa tiếng Nga.
• Các hoạt động của Câu lạc bộ phải được xây dựng theo kế hoạch. Mọi hoạt động diễn ra trong Câu lạc bộ đều phải báo cáo với Lãnh Đạo khoa tiếng Nga và được thông qua.
• Hoạt động của câu lạc bộ được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt động của các thành viên. Các nội dung hoạt động của câu lạc bộ được chọn lựa dựa trên một số tiêu chí:
- Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.
- Thúc đẩy được phong trào học tiếng tiếng Nga cho các thành viên của câu lạc bộ và sinh viên trong trường.
- Nội dung mang tính vui nhộn, hấp dẫn, sinh động.
- Không có ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, tư tưởng và lối sống của sinh viên.
- Không có các nội dung xuyên tạc và vi phạm pháp luật nhà nước, an ninh quốc gia và hoạt động tôn giáo.
- Khuyến khích các ý tưởng mới lạ về hình thức hoạt động.
- Các thành viên của Câu lạc bộ phải nộp phí thành viên để duy trì hoạt động cho Câu lạc bộ.

2.2. Hình thức hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Nga.

2.2.1. Các hoạt động thường xuyên
• Câu lạc bộ hoạt động vào 17:00 các buổi chiều thứ 5 hằng tuần.
• Câu lạc bộ tổ chức và duy trì các hoạt động thường xuyên theo kế hoạch được xây dựng.
• Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ phối hợp với BCH Đoàn trường hoặc các cá nhân, đơn vị phối hợp, hợp tác tổ chức các hoạt động thường xuyên và các hoạt động tư vấn về phương pháp, các khoá học tiếng Nga, các kỳ thi tiếng Nga.
• Câu lạc bộ tập hợp một khoản kinh phí (được đài thọ
сủa trường) để trang bị một số đầu sách, phim ảnh hướng dẫn học tiếng Nga, một số tờ báo, tạp chí được viết bằng tiếng Nga để các thành viên có thể tra cứu hoặc tham khảo.

2.2.2. Các hoạt động thường kỳ
• Câu lạc bộ xây dựng kế hoạch tổ chức và duy trì các hoạt động thường kỳ. Các hoạt động thường kỳ có thể được tổ chức theo tháng hoặc theo các ngày đặc biệt như
Новый Год, День Учителя, Рождество, Пасха, Масленица...
• Lãnh đạo khoa ngoại ngữ có thể phối hợp, hợp tác với các cá nhân, các đơn vị trong và ngoài trường để tổ chức các hoạt động thường kỳ cho Câu lạc bộ.
• Câu lạc bộ tổ chức các trò chơi tập thể thu hút đông đảo sinh viên tham gia, các ngày hội tiếng Nga trong toàn trường, các buổi dạ hội hoá trang, các cuộc thi tài hùng biện

Hát Karaoke tiếng Nga, nghe những bài hát bằng tiếng Nga, chơi trò chơi Nga.
Câu lạc bộ tổ chức các buổi chiếu phim bằng tiếng Nga (không có thuyết minh tiếng Việt) và sau đó các thành viên giao lưu trao đổi về nội dung bộ phim, viết cảm nhận cá nhân về bộ phim được xem.

Mở rộng hơn nữa hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan có sử dụng nguồn nhân lực tiếng Nga, tổ chức Tọa đàm thường niên “Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tiếng Nga”.
• Để các thành viên có nhiều cơ hội trao đổi hơn, Câu lạc bộ phát hành một cuốn Trang thông tin Câu lạc bộ nội bộ trong Câu lạc bộ theo quý. Đây sẽ là một kênh trao đổi các vấn đề học tiếng Nga giao tiếp và các hoạt động tiếng Nga các chuyên ngành, là môi trường sáng tạo cho các thành viên. Các bài viết sẽ được đăng trên Trang thông tin Câu lạc bộ trên website diễn đàn của nhà trường ở mục khoa Nga.

Điều 3. Tổ chức và điều hành Câu lạc bộ

• Câu lạc bộ được tổ chức và điều hành bởi Ban chủ nhiệm câu lạc bộ. Ban chủ nhiệm có các Nhóm chuyên trách giúp việc: Nhóm Tư vấn học tập, Nhóm Biên tập nội dung, Nhóm Quản lý thành viên, và Nhóm Quản lý tài chính. Ban cố vấn thực hiện chức năng cố vấn và thẩm định các chương trình và nội dung hoạt động của Câu lạc bộ.

3.1. Ban chủ nhiệm
• Là những người chịu trách nhiệm về việc duy trì hoạt động của Câu lạc bộ và điều hành mọi hoạt động của Câu lạc bộ do Lãnh đạo khoa Nga bổ nhiệm. Ban chủ nhiệm bao gồm Chủ nhiệm Câu lạc bộ, hai Phó chủ nhiệm giúp việc cho Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

3.2. Các nhóm chuyên trách và nhóm thành viên
• Nhóm tư vấn học tập được phân công làm công tác tư vấn cho thành viên về phương pháp học tập, kinh nghiệm học tập, và các vấn đề có liên quan đến học tiếng Nga và Câu lạc bộ tiếng Nga.
• Nhóm biên tập nội dung có nhiệm vụ tập hợp các bài viết, các ý tưởng của thành viên để xây dựng chương trình hoạt động thường xuyên và định kỳ cho Câu lạc bộ và phát hành Trang thông tin nội bộ của Câu lạc bộ. Các chương trình, bài viết được Nhóm biên tập nội dung tập hợp, chọn lựa và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng kỳ hoạt động và báo cáo với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Nhóm biên tập nội dung chịu trách nhiệm về kế hoạch thời gian tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ.
• Nhóm quản lý thành viên chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận đăng ký thành viên của Câu lạc bộ và quản lý các thành viên của Câu lạc bộ. Nhóm phụ trách quản lý thành viên còn có nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động, lôi cuốn thành viên tham gia và liên lạc với các thành viên khi cần.
• Nhóm quản lý tài chính được xây dựng để quản lý tài chính của Câu lạc bộ, bao gồm việc quản lý phí thành viên, các khoản được tài trợ, và báo cáo các khoản thu, chi của Câu lạc bộ trong việc duy trì và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ.
• Nhóm thành viên của Câu lạc bộ được thành lập dựa trên số lượng thành viên của Câu lạc bộ nhằm bảo đảm cho quá trình sinh hoạt và quả lý của Câu lạc bộ được dễ dàng và thuận tiện. Mỗi nhóm thành viên đều có Trưởng nhóm và các Phó trưởng nhóm. Các nhóm thành viên hoạt động theo quy chế và kế hoạch của Câu lạc bộ.
Trưởng nhóm thành viên có trách nhiệm quản lý thành viên trong nhóm và dẫn dắt phong trào hoạt động của toàn nhóm, là cầu nối giữa Nhóm thành viên với Ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ.
Các Phó trưởng nhóm có trách nhiệm giúp việc cho Trưởng nhóm trong việc điều hành Nhóm thành viên.

3.3. Ban cố vấn
• Ban cố vấn gồm các thành viên là đại diện của Khoa Nga, các giảng viên tiếng Nga do lãnh đạo khoa bổ nhiệm. Số lượng thành viên trong Ban cố vấn do Lãnh đạo khoa quyết định tuỳ thuộc vào quy mô của Câu lạc bộ.
• Ban cố vấn được mời tham dự các chương trình hoạt động định kỳ, trong các cuộc thi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa và làm trọng tài cho các cuộc thi đó.


Điều 4. Thành viên của Câu lạc bộ và các quy định về thành viên

4.1. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
• Clb chào đón tất cả mọi người những ai yêu thích tiêng Nga, muốn học hỏi, giao lưu…
• Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường
• Tất cả các bạn sinh viên trong và ngoài trường

4.2. Quyền lợi của thành viên Câu lạc bộ
• Được tham gia vào các hoạt động chính thức của Câu lạc bộ.
• Được tư vấn, giúp đỡ trước những khó khăn trong quá trình học tiếng Nga.
• Được tham gia các chương trình phối hợp giữa Câu lạc bộ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để nâng cao trình độ tiếng Nga.
• Có quyền đưa ra các ý kiến đóng góp xây dựng Câu lạc bộ.

4.3. Nghĩa vụ của thành viên Câu lạc bộ
• Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và mọi quy định sinh hoạt của Câu lạc bộ.
• Tích cực tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ.
• Tích cực đóng góp ý kiến và nội dung để xây dựng Câu lạc bộ thực sự là của đông đảo SV Trường Đại học Hà Nội
• Tham gia các chương trình sinh hoạt của Câu lạc bộ đúng giờ và đầy đủ.
• Tham gia vào việc thu xếp bàn ghế, dọn hội trường, sân bãi trước và sau mỗi buổi sinh hoạt.

Điều 5. Khen thưởng và kỷ luật
• Những thành viên, nhóm thành viên có đóng góp tích cực cho Câu lạc bộ được ghi nhận trong quá trình tham gia các hoạt động sẽ được khen thưởng.
• Những thành viên vi phạm quy chế, tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật từ khiển trách đển khai trừ ra khỏi Câu lạc bộ.
• Việc quyết định khen thưởng và kỷ luật thành viên phải được Ban chủ nhiệm họp thông qua và xin ý kiến Lãnh đạo khoa Nga.
• Việc thực hiện quyết định khen thưởng và kỷ luật phải công khai đối với tất cả các thành viên của Câu lạc bộ.

Điều 6. Tài chính của Câu lạc bộ

Điều 7. Hợp tác của Câu lạc bộ
• Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp tác, phối hợp với câu lạc bộ trong trường hợp cần thiết phải có Quy chế hoặc Văn bản hợp tác, phối hợp cụ thể với Lãnh đạo Khoa Nga.
• Câu lạc bộ có quyền hợp tác với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc duy trì vận hành và phát triển Câu lạc bộ, được Lãnh đạo Khoa Nga đại diện ký kết các văn bản, quy chế hợp tác, phối hợp giữa Câu lạc bộ với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đó.
• Hoạt động hợp tác của câu lạc bộ không giới hạn đối với một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân, mà đa dạng hoá, đa phương hoá.