HANU
 
 
G20-Canada
Thử lý giải nguyên nhân học viên mắc lỗi sử dụng TA
by Pham Ngoc Thach - Saturday, 10 January 2009, 10:31 PM
 

Theo lô-gic thông thường, sinh viên học càng cao thì khả năng sử dụng ngôn ngữ càng tốt. Cũng theo chương trình học của sinh viên từ xa và tại chức, ở các học phần và 5, các bài nghe thường khó hơn và tốc độ nói nhanh nhiều so với bài luyện dịch nghe ở học phần 6 (VOA special). Tài liệu luyện viết cũng vậy: nếu ở các học phần 4 và 5, sinh viên phải luyện viết luận (essay) với đầy đủ các yêu cầu về cấu trúc toàn bộ bài, cấu trúc từng đoạn, từng câu, từ nối giữa các đoạn, các câu, vv thì ở phần luyện dịch sau này, sinh viên chỉ phải chuyển dịch những câu với nghĩa tương đối rõ ràng mà không phải quan tâm đến việc phải bố cục bài viết ra sao.

Vậy thì tại sao khi luyện và làm bài kiểm tra dịch cuối học kỳ, sinh viên vẫn mắc những lỗi rất ngớ ngẩn. Sau đây tôi xin thử đưa ra một số lý giải ban đầu.

Thứ nhất, khi học ngoại ngữ, đặc biệt là với học viên lớn tuổi (adult learners), người học thường bị ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) của tiếng mẹ đẻ. Vậy nếu hai ngôn ngữ có sự tương đồng cao thì người học sẽ không gặp nhiều khó khăn khi phải luyện các cấu trúc câu của thứ tiếng mình đang học và ngược lại.. Đây cũng một phần lý giải tại sao các bộ phim của Trung Quốc được dịch rất “tuyệt cú mèo” sang tiếng Việt (ví dụ phim Bao Thanh Thiên), còn ít ai có thể hiểu được nghĩa của bô phim nổi tiếng “Định mệnh Khây khỏa – the Quantum of Solace”.

Tương tự như vậy khi muốn thể hiện ý “Mất bao nhiêu thời gian để làm việc gì”, học viên Việt Nam thường ít dùng được cấu trúc với chủ nghĩa giả “It”. Vì vậy thay vì nói “It takes me 30 minutes to get to school”, học viên thường nói “I get to school in 30 minutes” = Tôi đi đến trường mất 30 phút”. Đây là một số ví dụ minh hoạ sự “chuyển dịch” cấu trúc từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài.

Thứ hai, có một giả thuyết cho sự mắc lỗi của người học là do học viên không biết cấu trúc hoặc từ mình đang học để chuyển dịch cấu trúc, nghĩa của câu cần nói/viết. Tuy nhiên, sau 5 học phần học tiếng Anh theo chương trình học của khối từ xa và tại chức, thì khó có thể nói là sinh viên chưa được học những cấu trúc câu cơ bản (có khoảng 32 cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh) để chuyển dịch các câu viết/nói đơn giản trong các bài luyện dịch. Còn đối với vấn đề từ vựng thì khi luyện, thi dịch viết, học viên được sử dụng từ điển. Khi dịch nghe thì VOA Special cũng như VOV special hầu như không có từ mới, hoặc nếu có thì học viên cũng được cho biết trước (kể cả khi thi)

Đôi lúc, ngay cả khi vừa được giải thích về cấu trúc, nguyên tắc sử dụng, vv của một hiện tượng ngữ pháp mới, học viên vẫn mắc lỗi khi sử dụng. Ví dụ khi dạy hai hiện tượng ngữ pháp là hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn giản, hầu hết các giáo viên đều giải thích là khi nào trong câu có trạng từ chỉ thời gian (trong quá khứ) thì phải chia động từ ở thời quá khứ đơn giản. Vậy mà khi phải chuyển dịch một câu tiếng Việt: “Hôm qua Bộ Giáo dục Đào tạo đã tổ chức một hội thảo về dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông”, rất nhiều sinh viên vẫn dịch là “Yesterday MOET has organized a workshop on English training at schools”. Trong trường hợp này, học viên chuyển dịch rất trung thành từ “đã” của tiếng Việt bằng thời hiện tại hoàn thành của tiếng Anh mà không để ý đến từ chỉ thời gian trong quá khứ - “Yesterday”. Tất nhiên lỗi trên không phải là một lỗi “chết người”, nhưng rõ ràng không thể lý giải là do người học không biết quy tắc. Đây cũng là lý do tại sao trong chương trình học ngoại ngữ ở giai đoạn đầu, bộ môn dịch không được đưa vào, nếu không học viên sẽ liên tục mắc những lỗi “chuyển dịch” như trên.

Đến khi chuyển sang học dịch viết và dịch nói (nghe) không hiểu vì lý do gì, học viên vẫn liên tục mắc những lỗi như vậy. Sau đây là một số ví dụ để các bạn tham khảo và rút kinh nghiệm.

Trong đoạn đầu của một bài kiểm tra dịch, câu nói của người dẫn chương trình rất đơn giản như sau:

Sau đây, như tôi đã trình bày, chúng ta sẽ dành thời gian để cho các phóng viên có cơ hội được đưa ra các câu hỏi, có thể chia sẻ những suy nghĩ cũng như là có thể đối thoại, không nhất thiết là các câu hỏi mà bất cứ vấn đề gì mà các bạn muốn trao đổi.

Và dưới đây là một số đoạn dịch “trứ danh” của sinh viên

After that the journalists have chances to make questions in any statement ….

After that we will spend time for the journalists to have opportunity to take questions, have opinion, unnecessary to take questions, you could ask anything you want.

After that, I said we give free time for newspaper reporters ….

I will say about creating time for correspondents to give questions …

I will spend time to newspapers share thinking, say the questions about anything that you say.

Một trong những điểm yếu của sinh viên khi dịch nói chung và khi dịch đoạn văn trên nói riêng là cố gắng dịch hết từng từ một sang ngôn ngữ đích (target language). Tuy nhiên vì quên cấu trúc, vì quên từ, hoặc vì nhiều lý do khác nhau nên sinh viên nghĩ gì viết nấy, nhớ gì viết nấy và nhờ đó giáo viên được “thưởng thức” những câu dịch như trên.

Để tham khảo lại gợi ý một quy trình dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, xin mời các bài đọc lại bài viết sau:

http://web.hanu.vn/dec/mod/forum/discuss.php?d=506