HANU
 
 
Hình của Nguyễn Hương Châu
TÍNH CỘNG Đá»’NG - ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM Cá»” TRUYỀN
Bởi Nguyễn Hương Châu - Tuesday, 25 December 2007, 10:32 AM
 

Tính cộng đồng của làng xã đồng bằng Bắc Bộ có cơ sở và thể hiện từ cộng đồng về lãnh thổ. Cả làng sở hữu chung về đất đai, thể hiện rõ nhất ở chế độ ruộng đất công và phân chia ruộng công định kì cho mỗi thành viên trong làng. Người nhận ruộng có nghĩa vụ đóng góp của cải và công sức... Cộng đồng trong tổ chức lao động sản xuất như vỡ hoang, xây dựng các công trình thủy lợi tưới tiêu, làm đường xá, cầu cống, lao động kiểu vần công, đổi công...

          Tuy quan hệ giai cấp phong kiến – nông dân chi phối các quan hệ xã hội Việt Nam cổ truyền nhưng bên cạnh đó và lồng vào đó vẫn là quan hệ cộng đồng, bình quân. Đó vẫn là các nguyên tắc chi phối các quan hệ xã hội. Nhân lõi là các gia đình, gia tộc với nguyên tắc ứng xử theo quan hệ huyết thống “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, mở rộng ra là quan hệ láng giềng theo kiểu “Tình làng nghĩa xóm”, “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Trong làng xã cổ truyền ở đây, các mối quan hệ xã hội bao chứa những mâu thuẫn, đó là những quan hệ giai cấp giữa nông dân và phong kiến, chức dịch ngày càng sâu sắc, có lúc đẩy người nông dân tới bước đường cùng, nhưng bên cạnh đó, tính cộng đồng làng xã lại gây cho người nông dân những ảo ảnh về sự bình đẳng, cộng đồng, cộng cảm giữa các thành viên.

          Đời sống tâm linh là cái nền vững chắc nhất của quan hệ cộng đồng làng xã. Trước nhất, đó là ý thức hướng về cội nguồn: cội nguồn gia đình, dòng họ qua việc thờ cúng tổ tiên, cội nguồn của làng xóm qua việc thờ cúng thành hoàng, thổ thần, những người có công lập làng... Và từ đó, mở rộng phóng đại hơn là cội nguồn đất nước, dân tộc qua việc thờ cúng các vua tổ Hùng Vương và những người có đức, có công với dân, với nước.. Đình làng là nơi thờ cúng thành hoàng và sinh hoạt cộng đồng, đền là nơi thờ các vị thánh thần, nơi đó diễn ra các lễ hội vào hầu hết các tháng trong năm để tưởng nhớ, suy tôn các vị thần linh ấy. Vào ngày giỗ tổ tiên của gia tộc, dòng họ hay ngày giỗ thành hoàng, thần thánh của làng, mọi người dù ở làng hay phiêu bạt nơi đất khách quê người cũng phải tìm đường về quê cha đất tổ chịu lễ, đi hội mới thành con người.

Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

 

Ai là con cháu rồng tiên

Tháng ba mở hội Trường Yên thì về

...

Làng xã đồng bằng Bắc Bộ còn là môi trường cộng cảm văn hóa. Hội làng gần như là dịp duy nhất tập trung phổ biến những sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từ múa hát giao duyên, hát thờ, hát cửa đình, sân khấu chèo, tuồng, các cuộc thi tài đến các trò đấu võ, vật, bơi thuyền, kéo co, chọi trâu, chọi gà, đấu cờ, ném còn, đánh phết, thổi cơm thi... Từ đó hun đúc nên tài năng, trí thông minh, tài khéo léo, sức khỏe. Trong các dịp lễ hội như vậy, mọi người đều tham gia, vừa trình diễn, vừa thưởng thức, hưởng thụ.

          Với cộng đồng làng xã, lễ hội còn là môi trường lập thân và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, không những đảm bảo sự thông cảm văn hóa của cộng đồng mà còn gìn giữ sự nhất quán, thống nhất văn hóa cộng đồng giữa các thế hệ già và trẻ. Trẻ thơ cảm nhận văn hóa cộng đồng phần nhiều qua môi trường lễ hội rồi từ đó kế thừa, phát huy và trao truyền lại cho thế hệ kế tiếp.

(Theo Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam – Ngô Đức Thịnh)