|
|
"Cha nào, con nấy", "chủ nào, tớ nấy", "thầy nào, tṛ
nấy", hay "rau nào, sâu nấy" là những thành ngữ trong văn hóa Việt Nam, tuy
ư tứ có hơi khác nhau, nhưng đều chỉ sự giống nhau mang tính kế thừa giữa
thế hệ trước và thế hệ sau, giữa bề trên và bên dưới, hay quan hệ nhân quả -
tác động qua lại trong các mối quan hệ xă hội, và cũng chính là những kinh
nghiệm sống được đúc kết qua nhiều thế hệ.
Nếu trong gia đ́nh, cha là người đức độ th́ con cái cũng là người chính
trực, có hiếu. Nếu vua là bậc minh quân, chủ là bậc minh chủ th́ bề tôi cũng
là những trung thần hiền tài, trung thực; bằng không, nếu chủ là kẻ thích
được tâng bốc, thích hư danh th́ tôi tớ bâu bám bên dưới ắt cũng chỉ là
những kẻ chuyên siểm nịnh. Trong môi trường giáo dục, nếu người thầy có
lương tâm th́ học tṛ, ngoài học kiến thức ra, cũng học được cách sống làm
người lương thiện qua h́nh mẫu người thầy của ḿnh. C̣n nếu thầy mà "lởm"
th́ tṛ cũng "lởm" y trang! (Nói theo tiếng lóng của sinh viên thời đại.)
Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi không có ư định đi
sâu phân tích ư nghĩa xă hội của những thành ngữ này và những lối sống theo
đó được mô tả mà chỉ muốn liên hệ một khía cạnh nhỏ của các thành ngữ này
với thực tế giảng dạy, đồng thời phân tích góc độ hạn chế sáng tạo, cản trở
đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt trong áp dụng công nghệ mới trước
thực tế này, và từ đó đề xuất khắc phục thực tế này trong công tác đào tạo
giáo viên, nhất là đào tạo tập trung ở bậc đại học.
Trong giáo học pháp của người Anh, người Mỹ và phương
tây nói chung, người ta cũng nhắc nhiều đến một câu nói là "Teachers
(tend to) teach the way they were taught, not the way they were taught to
teach." - có nghĩa là: giáo viên (có xu hướng) giảng dạy theo phương
pháp của người thầy dạy họ trước đây, chứ không phải là phương pháp giảng
dạy đề ra trong chương tŕnh đào tạo giáo viên. Giáo sinh sau khi ra trường
và tham gia giảng dạy, như theo bản năng, thường áp dụng - đôi khi có ư thức
nhưng phần nhiều là theo bản năng tự nhiên - vào lớp học của ḿnh những
phương pháp mà họ quan sát được từ người thầy của họ. Những "phương pháp"
này đă thấm sâu vào trí óc - và cả máu - của họ nên mặc dù trong quá tŕnh
đào tạo, họ đă được giới thiệu và thực tập những phương pháp mới nhưng khi
ra nghề dạy học vẫn quay về với những cách thức cũ của người thầy. Nhiều
khi, bản thân giáo viên không nhận thức được điều này. Thật là "thầy nào,
tṛ nấy" rất tự nhiên.
Qua kinh nghiệm đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh, nhất
là ở các bậc học phổ thông, cũng có thể rút ra rằng: mặc dù giáo viên đă
được giới thiệu và thực tập giảng dạy theo các phương pháp mới, hiện đại,
nhưng giờ lên lớp của những giáo viên này vẫn phần lớn áp dụng các phương
pháp có từ thời "nguyên thủy" của ngành dạy tiếng: ngữ pháp - dịch. Dù là
nghe, đọc hiểu hay viết, hoạt động chính vẫn là giảng giải từ mới, cấu trúc
ngữ pháp rồi dịch tất cả ra tiếng mẹ đẻ. Quả là "thầy nào, tṛ nấy", chỉ
khác là giờ đây "tṛ" đă trở thành "thầy", với bản năng bắt
chước thầy.
Về khía cạnh chương tŕnh và biên soạn chương tŕnh cũng có thể thấy hơi
hướng của thực tế này trong chương tŕnh thực hành tiếng của khoa ta và cụ
thể hơn là môn viết. Nhiều năm qua, chương tŕnh thực hành tiếng đă có nhiều
cải tiến tốt, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Tuy nhiên, có cảm giác
một số cải tiến hơi có thiên hướng "cao học hóa" chương tŕnh đại học, thể
hiện ở việc đưa vào chương tŕnh những mục tiêu phát triển các kỹ năng viết,
tập trung rất nhiều thời lượng viết tiểu luận mang tính nghiên cứu khoa học.
Phải chăng người làm chương tŕnh cũng muốn sinh viên - c̣n đang ở bậc đại
học - học giống với những ǵ ḿnh đă học ở bậc cao học, thạc sĩ hay tiến sĩ?
C̣n nếu phân tích nhu cầu của sinh viên ra trường th́ sơ qua cũng thấy rơ,
nhu cầu kỹ năng viết tiểu luận nghiên cứu khoa học là rất ít, chỉ phục vụ
một số lượng nhỏ các em có ư định học tiếp lên cao hơn nữa, trong đó có mục
đích thi các kỳ thi sát hạch năng lực thực hành tiếng như IELTS hay TOEFL để
được nhận học bổng ra học ở nước ngoài. C̣n phần lớn sinh viên sau khi ra
trường đều đi làm ở những nghề mà cả đời chẳng cần viết bài nghiên cứu khoa
học bao giờ. Một chương tŕnh như vậy, tuy hướng tới cái đích cao hơn và thể
hiện mong muốn tốt đẹp của bậc làm thầy, song quả thực hơi xa xỉ và tiêu tốn
rất nhiều thời gian của sinh viên vào những kỹ năng chưa cần thiết trước
mắt. Hơn nữa, sau giai đoạn học thực hành tiếng, chương tŕnh chuyển sang
luyện dịch, trong đó dịch viết chiếm tỷ trọng lớn. Chúng ta đều biết, dịch
viết chủ yếu dừng lại ở mức độ câu (tuy ở tŕnh độ dịch thuật cao hơn, dịch
giả có thể thay đổi trật tự cả một đoạn văn, nhất là trong dịch văn học), và
chủ yếu là không cần tư duy về bố cục bài viết v́ phải dịch trung thực với
bản gốc. Vả lại cũng chẳng mấy ai thuê dịch tiểu luận nghiên cứu khoa học
bao giờ. Vậy kỹ năng viết tiểu luận khoa học kia có chỗ đứng không, nhất là
trong một chương tŕnh định hướng đào tạo biên/ phiên dịch như hiện nay (về
môn dịch tôi xin hẹn gặp lại ở một bài viết khác)? Phải chăng ta nên thay
vào đó là những kỹ năng thiết thực hơn ở thị trường lao động Việt Nam như
luyện viết đơn xin việc với những yêu cầu thực tế hẳn hoi, hay soạn thảo hợp
đồng, thư tín thương mại, các kỹ năng soạn thảo, dịch và tra cứu thông tin
ngay trên máy vi tính, cao hơn th́ viết các bài báo ngắn c̣n chí ít cũng là
xử lư cú pháp và văn phong, v.v... Nếu cần, có thể giảm thời lượng giờ học
kỹ năng viết để tập trung nhiều hơn vào các kiến thức và kỹ năng đào tạo
nghề, phù hợp hơn với định hướng đào tạo biên dịch. Những ǵ tốt cho nghề
làm thầy chưa chắc đă tốt cho nghề nghiệp của đông đảo sinh viên sau này.
Chương tŕnh các thầy cô học sau đại học có mục đích khác xa mục đích của
sinh viên đại học. Thầy nào tṛ nấy ở đây là chưa thực sự phù hợp.
Điều này càng thấy rơ trong giai đoạn công nghệ thay
đổi đến chóng mặt như ngày nay. Trong giảng dạy tiếng, công nghệ dần dần
thâm nhập vào từng ngóc ngách với sự hiện diện của máy ghi âm, pḥng luyện
âm, rồi đèn chiếu và nay là máy vi tính với đủ loại phần mềm đa dạng cùng
công nghệ kết nối mạng. Tất cả đều đă sẵn sàng phục vụ các bậc thầy cao đạo
trong làng dạy tiếng. Ấy vậy nhưng dường
như có một sự thơ ơ với công nghệ trong lớp học tiếng cũng như giảng đường
đào tạo giáo viên dạy tiếng. Nhiều lư do được đưa ra để biện bạch cho lối
dạy cũ (của thầy của thầy) như thiếu trang thiết bị, thiết bị không đúng
chất lượng yêu cầu; nhưng ngay cả khi thiết bị được bê tận lên lớp học th́
nhiều nơi nó vẫn chỉ nằm một góc làm cảnh mà thôi.
Lư do sâu xa vẫn là
cái tư duy ngấm ngầm đă ăn vào máu tự lúc nào và mang tên "thầy nào, tṛ
nấy": Rơ vẽ chuyện, xưa các thầy cô học hành có cần ǵ những thứ này mà vẫn
giỏi ngữ pháp, vẫn dịch hay hơn khối người bây giờ... Đi khắp các trường,
các lớp dạy tiếng, nhất là ở bậc học phổ thông, đều thấy biểu hiện của lối tư duy và thói quen kiểu này,
đến nỗi đă phải có một từ ngắn gọn để mô tả cho tiện hơn: dạy chay. Trước
đây dạy chay là dạy không có sách vở, c̣n giờ đây đủ sách đủ vở rồi th́ vẫn
dạy chay: dạy không có công nghệ. Có khác trước ở chỗ lần "ăn chay" này là
ăn chay tự nguyện. Ăn chay v́ "dị ứng" với công nghệ.
Thôi th́ một thế hệ quen với "chay tịnh công nghệ" suốt
gần cả cuộc đời làm nghề nên lâu rồi thành quen, đành phải chấp nhận. Đối với thế hệ đó, nếu bỏ công
sức để làm quen với công nghệ mới cũng chẳng biết có phục vụ được ǵ hơn
không mà thêm phần vất vả đôn đáo, đôi khi c̣n ảnh hưởng cả đến qui tŕnh
vận hành cỗ máy giảng dạy thô sơ vẫn đang chạy chầm chậm, chầm chậm chờ ngày
dừng hẳn lại. Nhưng điều đáng nói ở đây lại chính là cái bản năng "thầy nào,
tṛ nấy" kia. Nếu các lớp học, nhất là các lớp đào tạo giáo viên, vẫn cứ
tiếp tục diễn ra trong không khí "chay tịnh công nghệ" th́ rồi các giáo sinh
ra trường cũng lại rập theo khuôn mẫu thầy ḿnh để lại có thêm một thế hệ
nữa "chay tịnh công nghệ", thêm một lần tự đánh mất cơ hội vươn lên của cả
làng dạy tiếng và tiếp tục tụt lại phía sau theo tốc độ c̣n nhanh hơn mạch
vi xử lư phân luồng - lơi kép mà hăng phần cứng hàng đầu Intel vừa cho ra
đời. Vậy phải làm sao bây giờ?
Hy
sinh đời bố, củng cố đời con
Trong một nền kinh tế khó khăn thiếu thốn như trước đây, từ lâu đă xuất hiện
thành ngữ "hy sinh đời bố, củng cố đời con." Tuy không thuộc ḍng văn chính
luận nhưng hầu như tất cả mọi người đều nghe và sử dụng. Hy sinh đời bố củng
cố đời con là sự chắt bóp, chịu đựng cái khổ cho bản thân ḿnh của các bậc
cha mẹ để tạo điều kiện cho con cái được no đủ, được học hành, một sự hy
sinh cao thượng và nhân bản của thế hệ đi trước cho thế hệ mai sau. Các bậc
làm thầy về khía cạnh này
cũng
chỉ đứng sau hàng các bậc cha mẹ, và bản thân họ cũng có con cai. Vậy chắc
chẳng cần có lời khuyên chúng ta đều hiểu phải nỗ lực đổi mới công nghệ ngay
từ bản thân thế hệ ḿnh, ngay từ lớp học của chính ḿnh để cái bản năng và
thói quen "thầy nào, tṛ nấy" kia khi trỗi dậy sẽ mang tính tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của làng dạy tiếng chúng ta.
Thay lời
kếtĐể thay lời kết, tôi xin dẫn ra đây
một số khái niệm về công nghệ để các bạn tiện tham khảo:
- Công nghệ không phải là sự hiện diện của một
vài trang thiết bị, công nghệ sẽ làm thay đổi toàn bộ các hoạt động
của mọi ngành nghề cũng như toàn xă hội;
- Công nghệ là cơ sở vật chất nhưng cơ sở vật
chất không phải là bộ phận cấu thành duy nhất của công nghệ;
- Công nghệ c̣n là qui tŕnh hoạt động, các kỹ
năng cần thiết để bắt công nghệ phục vụ mục đích đă đề ra;
- Công nghệ c̣n mang tính hệ thống và góp phần
làm thay đổi toàn bộ hệ thống, cơ cấu tổ chức các hoạt động của xă hội
và của mọi ngành nghề cũng như cách thức quản lư các hoạt động này;
- Công nghệ không chỉ là trang thiết bị mà c̣n là
kiến thức. Kiến thức để sáng tạo ra những công nghệ mới và kiến thức
sử dụng công nghệ. Sử dụng công nghệ có hiệu quả không chỉ là mua sắm
máy móc, trang thiết bị mà c̣n phải đào tạo con người có kiến thức
công nghệ.
|
Một số trang
web có thông tin liên quan:
Xin chân thành cảm ơn các độc giả.
Chúc các bạn đồng nghiệp một chuyến đi chơi xa vui và bổ ích, một dịp nghỉ
hè sôi động cùng gia đ́nh!
Trần Huy Phương
____________________________________
Tái gơ:
Tôi định viết bài này làm báo cáo khoa học để được trừ
giờ, đỡ mất tiền sữa của con. Nhưng rồi đọc đi đọc lại thấy chẳng khoa học
ǵ,
đành thôi. Nhưng cũng xin mạo muội đưa ra đây để chợ mạng thêm vui, đồng
thời cũng mong có bạn nào suy nghĩ t́m hiểu sâu hơn về vấn đề này th́ làm
nghiên cứu khoa học để tôi được mở mang thêm.
|
|