HANU
 
 
G20-Canada
Dịch chuyện cười
by Pham Ngoc Thach - Saturday, 23 May 2009, 09:29 PM
 

Rất nhiều diễn giả khi bắt đầu bài thuyết trình của mình muốn kể một chuyện cười. Nhiều sách hướng dẫn thuyết trình cũng khuyên chúng ta là có thể bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng một cái gì đó vui vui như kể chuyện cười, đố vui, vv. Mỉm cười

Tuy nhiên không phải lúc nào chuyện cười cũng mang lại tác dụng như chúng ta mong muốn, đặc biệt trong trường hợp phải thông qua phiên dịch vì nhiều lý do: thứ nhất là mỗi nền văn hoá có sự cảm thụ khác nhau về cái gì thì buồn cười, cái gì không buồn cười. Thứ hai là khi qua phiên dịch thì nhiều chuyện cười trở nên nhạt như nước ốc và thứ ba là phiên dịch rất sợ, nếu không muốn nói là rất ghét phải dịch chuyện cười.

Cũng nhân đây xin kể một chuyện cười ngắn về phiên dịch khi phải dịch chuyện cười.

Một chuyên gia người nước ngoài muốn bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng một câu chuyện cười và hỏi phiên dịch là muốn nghe kể toàn bộ chuyện rồi hãy dịch hay là nghe kể từng phần một. Người phiên dịch rất sợ nhưng vẫn tỏ ra bình thản và nói “Ngài cứ kể toàn bộ câu chuyện đi rồi tôi sẽ dịch”. Trầm ngâm

Diễn giả bèn kể câu chuyện từ đầu đến cuối, mất khoảng 1 phút và những người nghe bằng tiếng Anh cười nghiêng ngả. Còn những người Việt chỉ tủm tỉm (vì lịch sự). Sau đó phiên dịch chỉ nói hai câu và những người Việt cũng lại cười ngả nghiêng. Khi giải lao diễn giả hỏi phiên dịch “Sao mất những một phút mới làm cho họ cười còn anh chỉ nói có khoảng 10 giây mà những người nghe cũng cười nghiêng ngả như vậy?” Lúc đó anh phiên dịch thú nhận là “Tôi nói với họ là diễn giả vừa kể một chuyện cười mà bản thân tôi cũng chả hiểu mô tê gì cả!”Cười lớn

Khảo dị: Anh phiên dịch thú nhận là đã nói câu: “Chuyên gia vừa kể một chuyện cuời, thôi mọi người cười đi cho ông ấy vui”Cười lớn

Sau đây xin mời các bạn nghe một diễn giả bắt đầu phần thuyết trình của mình bằng một chuyện cười (mặc dù ông chỉ dung từ “story”). Nghe xong ai không cười thì đăng ký để được nghe phần dịch. Mỉm cười

Ready? Go