HANU
 
 
G20-Canada
Hướng dẫn học dịch viết
by Pham Ngoc Thach - Friday, 10 June 2011, 06:22 AM
 

Trong một buổi luyện dịch, tự luyện ở nhà hay trên lớp có thầy, chúng ta thường có thói quen cầm bản dịch, đọc đến đâu gặp từ mới thì tra nghĩa trong tự điển rồi dịch luôn sang ngôn ngữ đích (target language). Nhiều học viên còn hầu như không bao giờ viết ra bản dịch của mình mà chỉ lưu trong đầu các câu dịch và nghĩ rằng câu dịch của mình như vậy là tốt (văn mình mà). Nhiều học viên chỉ chờ câu dịch của giáo viên rồi chép lại, nghĩ răng như vậy là mình đã học được một cái gì đó. Nếu đối chiếu với quy trình học của người lớn thì làm như vậy là sai vì muốn tiếp thu kiến thức, người học phải trải nghiệm (tự mình làm trước) rồi sau đó mới so sánh với những gì người khác làm (bản dịch của bạn hoặc câu dịch của thầy) và qua đó mới thực sự học được. Sau đây chúng tôi xin trích một phần trong cuốn sách Hướng dẫn kỹ thuật dịch Anh -Việt, Việt –Anh của thầy Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Truờng Đại học Hà Nội)

Gới ý quy trình luyện dịch viết

Bước 1: Read through. Đọc bài cần dịch từ đầu đến cuối một lượt. Mục đích: nhận diện ý tưởng của bài viết. Ví dụ: bài viết vể chủ đề bảo vệ môi trường (environmental protection). Sau khi đọc xong, học viên có thể tóm tắt nội dung chính của bài viết trong bốn câu, rồi tóm tắt trong ba câu, rồi hai câu, rồi một câu. Có thể tóm tắt bằng ngôn ngữ nguồn (SL) hoặc ngôn ngữ đích (TL). Hoạt động này giúp học viên cách nắm bắt ý tưởng một cách cô đọng nhất. Trong lần đọc này, ta không cần đọc từng câu, từng chữ, và cũng không cần biết nghĩa của từng từ. Đây là bước “survey the original” (tìm hiẻu bản gốc).

Bước 2: Learn new words and phrases difficult to translate. Nhận diện các từ /nhóm từ khó dịch như từ kỹ thuật (technical terms), nhóm từ thành ngữ, vv. Ngày nay, nhờ có nhiều loại từ điển chuyên ngành và mạng internet chúng ta có thể tìm hiểu được nghĩa của những nhóm từ này dễ dàng hơn. Tuy nhiên có những trường hợp chúng ta cần phải gọi điện cho chuyên gia của lĩnh vực đó (resource person) để tham khảo mới biết được một số đặc ngữ.

Bước 3: Identify sentence structures (grammatical patterns) Nhận diện mẫu câu. Mục đích: tập phân tích câu thành những thành phần cấu tao để hiểu được chính xác nghĩa của câu. Ví dụ: câu The second provisional under which member states may restrict free trade on environmental ground is Article 130t, which was also inserted by the Single European Act.

có thể được phân tích thành: The second provision is Article 130t, under which member states may restrict free trade on the environmental ground, .. which was also inserted by the Single European Act.

Bước 4: Translation activities Dịch từng câu, từng đoạn. Yêu cầu: dịch chính xác về nghĩa, đúng văn phong. Không phỏng dịch. Sau bước này, người đọc phải hiểu được chính xác ý nghĩa của từng câu.

Bước 5: Style: Biên tập lại câu sao cho phù hợp với lối nói của người Việt (Dịch Anh-Việt) và người Anh (dịch Việt-Anh). Ví dụ” Nó đã được tính toán rằng … à Người ta đã tính toàn rằng …

Bước 6: Comments: Bình luận bài dịch: đúng, sai, chính xác, không chính xác, thích hợp với văn cảnh, không thích hợp với văn cảnh, văn phong thuần Việt – văn phong thuần Anh, vv.

Trên đây là các bước gợi ý cho một quy trình luyện dịch. Trung tâm hy vọng các bạn sinh viên chịu khó dành thời gian làm bài luyện về nhà của giáo viên hoặc có tại trang web của Trung tâm trước khi đọc/nghe câu dịch của giáo viên hoặc tham khảo bài dịch đi kèm.

Mời các bạn bấm vào đường dẫn sau để tìm hiểu hướng dẫn chi tiết một số kỹ thuật dịch viết Anh-Việt, Việt-Anh.

http://web.hanu.vn/dec/course/view.php?id=36