HANU
 
 
G20-Canada
It is a bad luck?
by Pham Ngoc Thach - Tuesday, 27 May 2008, 05:53 PM
 

Những fan hâm mộ môn túc cầu chắc hẳn không quên trận đấu đầy cảm xúc rạng sáng ngày 22.5.08 giữa MU và Chelsea – nơi hội tụ tất cả các yếu tố của một trận đấu đỉnh cao, và đặc biệt là đầy đủ các cung bậc tình cảm mà bất kỳ fan nào mong muốn được trải nghiệm: sung sướng, hồi hộp, lo âu, tiếc nuối, đắng cay, vv. tóm lại là sự vỡ òa của tất cả các cảm xúc. Kết quả chắc mọi người đều biết là đội may mắn hơn đã chiến thắng.

Với bóng đá, yếu tố may mắn luôn hiện hữu vì trong một trận đấu có quá nhiều tác nhân tham gia: con người, thời tiết, khán giả. May mắn là yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các công việc, và nghề phiên dịch cũng vậy. Có chăng, sự khác biệt chỉ là tỷ lệ phần trăm may mắn mà thôi, và trong bài viết hôm nay, tác giả xin kể lại một trong những trường hợp không may xảy ra đối với một phiên dịch.

Trong một hội nghị quốc tế, sau phiên họp toàn thể (plenary session), đại biểu chia thành các phiên thảo luận song song (concurrent session) và vì thế phiên dịch (cabin) cũng không may bị chia ba, mỗi người chịu trách nhiệm một nhóm (theo nguyên tắc chuẩn phải là hai phiên dịch một nhóm nhưng vì thời gian các phiên thảo luận song song chỉ khoảng 1,5 tiếng nên ban tổ chức động viên các phiên dịch cố gắng)

Tại một phiên thảo luận, mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Cho đến lúc cuối, khi phiên dịch cũng đã mệt và do thời gian chỉ còn rất ít nên chủ tọa (chairperson) đề nghị diễn giả cuối cùng trình bày nhanh phần của mình. Chắc chủ tọa không biết là diễn giả sẽ nói thế nào - thực tế là đọc thế nào, và chắc là diễn giả cũng quên là mình đang trình bày tại một hội nghị ở Việt Nam, có phiên dịch nên … điều không may đã xảy ra với phiên dịch. Mời các bạn bấm vào đây để “thưởng thức” bài nói/đọc của diễn giả này.

Với tốc độ đọc như như trên, nếu có hai phiên dịch thì may ra họ còn cùng nhau có thể cố gắng trụ được, hoặc ít nhất là một người sẽ lên đề nghị diễn giả nói (đọc) chậm lại, và đặc biệt là nếu ở Liên minh châu Âu thì phiên dịch có quyền bỏ micro- không dịch khi diễn giả đọc bài với tốc độ tên lửa. Cũng không biết là phiên dịch trong cabin hôm đó xoay sở thế nào chứ với tốc độ và cách nói/đọc như trên thì ngay cả việc nhắc lại bằng tiếng Anh cũng gần như là “mission impossible”. Chắc hôm đó phiên dịch được phân công vào nhóm này ra ngõ bước chân trái. Hy vọng các bạn không bao giờ phải gặp tình huống như ở trên.

Cũng biết một trong những nguyên tắc là phiên dịch phải cố gắng làm tốt việc của mình và không được có ý kiến về diễn giả. Nhưng theo quan điểm của tôi, những người sử dụng phiên dịch, và cả diễn giả nữa cũng nên biết là nên “…speak in such a way that interpreters can do their job” (trích yêu cầu của MC trong một buổi họp báo quốc tế)

Để trấn an những người muốn làm nghề dịch, chúng tôi xin trích lại bài phát biểu của một diễn giả khác trình bày tại một hội thảo về ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những người mà chúng tôi gọi là “interpreter friendly”. Hãy bấm vào đây và thử sức mình xem. Tôi chắc là các bạn dịch được cho người này.