HANU
 
 
G20-Canada
Đào tạo theo nhu cầu xã hội
by Pham Ngoc Thach - Thursday, 8 May 2008, 04:14 PM
 

Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều biến chuyển tích cực ở tất cả các cấp học, bậc học. Mặc dù nơi này nơi kia còn có những hạt sạn, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những tiến bộ gần đây trong chương trình đào tạo bậc đại học, đặc biệt là sự bắt tay giữa các doanh nghiệp và Bộ Giáo dục Đào tạo nói chung và với các trường nói riêng trong công tác đào tạo, hay đúng hơn là đào tạo theo nhu cầu xã hội (demand-driven approach)

Ngoài ra chúng ta cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của nước ngoài cho việc thay đổi phương thức đào tạo, như dự án giáo dục đại học do Ngân hàng thế giới hỗ trơ, và đặc biệt là Dự án Giáo dục đại học Việt Nam –Hà Lan. Dự án này giới thiệu và thực hiện mô hình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp (Professional Oriendted Higher Education) trong đó chú trọng đến những yếu tố quan trọng như: khảo sát công giới (world of work) về năng lực, kỹ năng cần thiết cho công việc; xây dựng chương trình đào tạo chú trọng vào kết hợp lý thuyết với thực hành (theory + internship) và bồi dưỡng nâng cao trình độ, phương pháp cho đội ngũ giảng viên (teacher training). Mặc dù những sinh viên học theo chương trình này chưa ra trường nhưng có thể khẳng định đây là một mô hình đào tạo đáng được tham khảo và học tập. Mời các bạn vào trang web sau để biết thêm thông tin về dự án này. http://www.vietnethhep.edu.vn

Một câu hỏi đặt ra là công giới có thể tham gia như thế nào vào quá trình đào tạo? Các chuyên gia đều cho rằng họ nên được tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo? Nhưng như thế đã đủ chưa? Các doanh nghiệp muốn sử dụng sản phẩm của các trường đại học, nhưng họ có sẵn lòng cho sinh viên các khối ngành khác nhau đi thực tập không? Trong một buổi tọa đàm gần đây với đại diện của công giới ngành tiếng Anh, một giám đốc bộc bạch rằng “chúng tôi chỉ sử dụng những phiên dịch giỏi nhất: những phiên dịch cao cấp, có chuyên môn giỏi, kỷ luật lao động cao, và phải có thái độ hợp lý về thù lao. Vậy làm thế nào để sinh viên mới ra trường có thể được tuyển vào và liệu có trường đại học nào đào tạo ngay được các phiên dịch cao cấp như yêu cầu trên không?

Chắc mọi người sẽ trả lời “không thể” vì quy trình đào tạo phiên dịch cao cấp của các tổ chức quốc tế và nước ngoài rất công phu và chặt chẽ. Sau khi tốt nghiệp đại học một ngành nào đó, có thể là ngành ngoại ngữ, những ai muốn trở thành phiên dịch phải học một khóa ít nhất là 2 năm về kỹ thuật dịch, sau đó may ra mới có thể đi dịch được. Vậy các công ty có sử dụng đến ngoại ngữ có sẵn lòng nhận sinh viên ngoại ngữ về thực tập “không công” hay không? Nếu được thì nhiều sinh viên ngoại ngữ, vốn rất xinh đẹp và năng động, sẵn sàng đi thực tập, chủ yếu là làm quen với môi trường làm việc và rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động nghiêm túc; nếu có thì nhiều em sằn sàng đi làm chân “long tong” cho các hội nghị quốc tế để được đắm mình vào không khí hội thảo, hội nghị và xem các phiên dịch cao cấp làm việc thế nào. Có như thế các em mới thực sự được chuẩn bị tốt khi ra trường và xin được việc làm phù hợp.

Tóm lại nếu ai đó ở các công ty có định trách là các trường đào tạo kém quá thì hãy trả lời một số câu hỏi trên trước đã. Còn chúng ta, những người làm trong ngành giáo dục chắc cũng không thể ngồi yên đợi họ đến với chúng ta, mà chúng ta cũng phải tìm đến với họ để chào hàng, để tìm hiểu nhu cầu, và để có cơ hội tự hoàn thiện mình hơn nữa. Chúc các bạn thành công.