Đã bao giờ bạn hẹn một ai đó mà đợi mãi không thấy người ta đâu? Đã bao giờ bạn hẹn rồi mà cứ bảo là thôi đến muốn một lát cũng được? Đã bao giờ bạn hẹn một khách hàng vào một giờ nào đó mà không thấy họ đến? Đã bao giờ bạn hẹn một khách hàng mà không đến đúng giờ hẹn?
Chắc câu trả lời của hầu hết các bạn là “có rồi chứ” – với tình trạng giao thông như hiện nay thì đến muộn là chuyện bình thường; đến muộn 5 – 10 phút có ảnh hưởng gì đến ai đâu.
Nhiều người cho rằng người Việt Nam hay mắc bệnh giờ cao su, và nhận định trên không phải hoàn toàn không có cơ sở. Nhưng chúng ta có phải là trường hợp ngoại lệ không, và trong trường hợp nào, tình huống nào thì chúng ta được quyền “cao su” một chút. Xin mời các bạn tham khảo một đoạn trích sau bằng tiếng Anh về “time keeping”
If you issue an invitation for dinner in different countries, you will have totally different experiences. Suppose your invitation is for 7 pm. This is when you might expect your guests to arrive in different countries:
- Germany : 7.00
- US Midwest: 6.55
- Japan : 6.00
- UK : 7.15
- Norway : 7.00 – 7.15
- Italy : 8.00
- Greece : 8.00 – 10.00
- Spain : 10.30
- India : 8.00-9.00
Of course, these timings are not absolute, nor do they always apply in those countries, but they indicate a typical approach to timekeeping. With Germans, being precisely on time, the Brits politely arriving a few minutes late to allow the hostess to be properly ready to receive, and the Indians operating on what they themselves call “ Indian Standard Time ”
(From Communicating Across Cultures by Phillip Khan-Panni & Deborah Swallow)
Vậy với công việc như giảng dạy và phiên dịch thì yếu tố đúng giờ có tầm quan trọng thế nào? Khi thầy/cô chưa đến thì trò có học được không? và khi phiên dịch chưa đến, hội nghị có bắt đầu được không? Theo lời thầy Nguyễn Quốc Hùng, trong một buổi nói chuyện với sinh viên về nghề dịch, thì thầy khuyên là “You are everything …” vì đúng là nếu phiên dịch chưa đến thì hội nghị không thể bắt đầu đươc. Tuy nhiên Thầy cũng nói luôn vế hai của câu trên là “but you are nothing”. Vậy đừng nghĩ mình là “sao” là có quyền bắt mọi người đợi. Cùng chung quan điểm với thầy, chị Giám đốc một công ty chuyên tổ chức sự kiện bộc bạch: “Nếu phiên dịch chỉ một lần đến muộn thì dù phiên dịch đó có giỏi thế nào đi nữa, tôi cũng không tiếp tục hợp tác trong các lần tiếp theo.”
Với các bạn trẻ mới bước vào nghề giảng dạy: Hãy cố gắng đến sớm: chúng ta có thể tha thứ cho người khác khi họ đến muộn, còn với chính bản thân chúng ta, hãy đến sớm và tin chắc là các bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của tất cả mọi người, đặc biệt là các em sinh viên.